Vì sao mỗi chúng ta khi nhìn thấy một vật thường người cho rằng đẹp, người khác lại cảm thấy xấu xí? Câu trả lời này đã được các nhà nghiên cứu giải đáp
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc người cảm thấy một vật, hay một người nào này đẹp đẽ hay xấu xí với những quan điểm khác nhau không phải là do sự tác động của não bộ mà do bị chi phối bởi những trải nghiệm cá nhân của mỗi chúng ta trong thời gian từ khi sinh ra đời cho đến lúc trưởng thành.
Những người mà chúng ta tiếp xúc thường xuyên như người thân trong gia đình, những tương tác thường xuyên với người khác trong xã hội hoặc các hình ảnh trên sách vở, báo chí sẽ là các yếu tố tạo nên sự ấn tượng về chuẩn mực của cái đẹp cho riêng bản thân.
Tiến hành nghiên cứu trên các cặp song sinh các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng dù giống nhau về nhiều thứ thì quan điểm về cái đẹp của cả hai vẫn rất khác nhau, ngoại trừ những yếu tố đã trở thành chuẩn mực chung về thẩm mỹ trong xã hội như khuôn mặc cân đối, sống mũi cao hay môi mỏng...
Các em bé Ả Rập được đánh giá là những đứa trẻ đẹp nhất thế giới khi có đôi mắt to tròn và sâu với màu mắt nâu hoặc xanh biếc.
Hai nhà khoa học người Mỹ là Laura Germine của Đại học Harvard và Jeremy Wilmer của Đại học Wellesley đã nhận định rằng 50% số người có cách nhìn nhận cái đẹp tương đồng nhau (thường là giống nhau về chuẩn mực chung) 50% còn lại là khác nhau dựa trên trải nghiệm của mỗi cá nhân.
Nghiên cứu trên đã được thực hiện với 35.000 người để tìm ra những nét thẩm mỹ nào khiến cho họ bị cuốn hút.
Các nhà khoa học cũng khảo sát 547 cặp song sinh bằng cách cho họ quan sát 200 gương mặt và nói lên cảm nghĩ của mình để xem liệu yếu tố di truyền có quy định nhận thức thẩm mỹ của con người hay không?
Kết quả là mỗi người cảm nhận thẩm mỹ khác nhau không phải vấn đề ở cấu trúc ADN mà phụ thuộc vào trải nghiệm của bản thân trong quá khứ.
Ngoài ra gương mặt của mối tình đầu cũng được cho là chi phối thẩm mỹ của nhiều người.