Nhiều người cho rằng động vật là những loài vô tri nên chúng sẽ chỉ sống theo bản năng chứ không hề có tình cảm, suy nghĩ như con người. Thế nhưng không phải con vật nào cũng thế và đặc biệt hơn là loài chim Kagu ở New Caledonia còn sắp sửa lọt vào ngưỡng tuyệt chủng chỉ vì bản tính quá chung tình của chúng. Loài chim này chỉ sinh sống và phân bố duy nhất ở rừng núi dày đặc của New Caledonia nên được lọt vào hàng chim hiếm trên thế giới.
Loài chim Kagu mất 1 tháng để tìm được bạn tình
Là một trong những loài chim kỳ lạ nhất thế giới, chim Kagu không chỉ có hình dáng, kích thước độc đáo mà còn sở hữu bản tính rất giống con người. Nó sở hữu một bộ lông trắng xám khá mượt mà và đôi mắt đỏ rực vô cùng đáng sợ nên được người dân gọi bằng cái tên "ma rừng". Sự xuất hiện của nó khiến cho nhiều người giật mình, nhất là nhìn vào ban đêm bởi ánh mắt của nó sắc lên một tia đỏ lạnh khá ghê rợn. Loài chim này có một cái mào dài mà chỉ dựng đứng lên khi nó tìm được bạn tình.
Loài chim có bộ lông mượt mà này khá khó tính trong việc tìm bạn đời.
Thông thường, không phải cặp chim nào cũng dựng đứng mào ngay khi gặp nhau mà phải mất 1 tháng trời để nó lựa chọn được bạn tình hợp ý mình. Khi tìm được đối tượng, tức khắc cả hai con đều sẽ tự dựng đứng mào lên như một tín hiệu "đồng ý tìm hiểu nhau". Chúng rất khó để tìm được bạn đời và càng khó để thay lòng đổi dạ, vậy nên loài chim này được mệnh danh là "ma rừng" chung tình nhất trong các loài động vật biết bay.
>> Xem ngay: Cười không nhặt được mồm với cách 'tán gái' của các con vật này
Chim Kagu có nguy cơ tuyệt chủng vì chung tình
Ít ai có thể biết rằng khả năng "ngoại tình" của loài chim Kagu cái gần như là bằng 0 bởi nó có đặc tính chung tình với duy nhất một con đực. Ngay sau khi cả hai đồng ý tìm hiểu nhau thì cũng là lúc con cái sẽ khép mình lại trước những con đực khác. Hơn nữa, chúng không có thói quen dựa dẫm vào nhau nên chim đực và chim cái sẽ tự thân kiếm ăn ở nhiều nơi khác nhau. Đến mùa sinh sản, chim cái sẽ đợi chim đực về để cùng ấp trứng và dù cho bạn đời của nó có không về đi chăng nữa thì những con cái vẫn sẽ tiếp tục chờ đợi.
Chỉ vì bản tính chung tình mà Kagu đang đứng ở bờ vực tuyệt chủng.
Không những chờ con đực trở về mà con cái còn quyết tâm không đi tìm bạn tình mới, "nhất kiến chung tình" nên dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng ngày một cao. Số lượng cá thể loài chim Kagu ở New Caledonia đang ngày một giảm mạnh, và ở mức báo động đỏ chỉ vì cái bản tính "một lòng một dạ" này của con cái. Nhiều người đặt nghi vấn về sự biến mất của những con chim đực, hoặc là nó bị lạc và không tìm được hướng về, nhưng cũng có thể nó "nhận nhầm" một con cái khác và vòng luẩn quẩn lại liên tiếp xảy ra.
>> Đừng bỏ lỡ: Ngộ nghĩnh loài hoa kỳ lạ có hình dáng như một chú chim đang hút mật
Cộng đồng mạng nghĩ gì?
Loài chim Kagu tuy không quá nổi tiếng trên thế giới nhưng nó vẫn được xếp vào hàng chim quý và cần được bảo tồn. Sở hữu hình dáng "độc đắc" đầy ấn tượng, Kagu được cho là loài chim "hiếm có khó tìm". Nhiều dân mạng chỉ quan tâm đến bản tính của nó vì ít có loài vật nào "nhất kiến chung tình" và biết suy nghĩ cho bạn tình như Kagu ở New Caledonia.
Ý kiến cộng đồng mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
>> Xem thêm: Điểm danh những động vật bạch tạng “hiếm có khó tìm” trên thế giới
Hiện loài vật này vẫn đang sống rất an toàn ở trong rừng nhưng lại được cho vào danh sách động vật cần bảo tồn vì có nguy cơ tuyệt chủng cao bởi bản năng chung thủy của nó. Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về loài chim chung thủy, khó tính này?
Thông tin từ James and Laurent's World Travels
Cùng đón đọc những tin tức đời sống mới nhất trên YAN nha!
Theo bạn, có bao nhiêu loại chim không biết bay trên thế giới?
Gắn liền với từ chim thì người ta hay nghĩ đến loài động vật biết bay duy nhất còn sót lại trên thế giới, thế nhưng khá kì lạ là không phải con chim nào cũng biết bay và loài chim nào cũng sở hữu đôi cánh lớn để có thể vi vu trên bầu trời. Những loài chim không biết bay trên thế giới thật ra chỉ đếm được trên đầu ngón tay và một chút "ngón chân" mà thôi.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY!