Lo ngại trước hiện tượng mây xà cừ hiếm gặp xuất hiện tại Bắc Cực

15:00 06/01/2016

Bắc Cực là một trong những nơi lạnh giá nhất thế giới. Nhưng không chỉ có thế, nơi đây cũng thường xuyên xảy ra các hiện tượng tự nhiên kì lạ. Như mới đây, nhiếp ảnh gia Truls Melbye Tiller đã ghi lại cảnh hiếm gặp có tên là mây xà cừ.

Lo ngại trước hiện tượng mây xà cừ hiếm gặp xuất hiện tại Bắc Cực

Theo đó, những hình ảnh này đã được Truls Melbye Tiller chụp trong một chuyến công tác tại Aurora Borealis, gần Northern Lights, Bắc Cực.

Lo ngại trước hiện tượng mây xà cừ hiếm gặp xuất hiện tại Bắc Cực

Các nhà khoa học cho biết, hiện tượng này được gọi là mây xà cừ, hay còn gọi là mây tầng bình lưu vùng cực (Polar Stratospheric Clouds - PSC). Đây là dạng mây lạ, xuất hiện ở cao độ khoảng 15.000 – 25.000m, chủ yếu ở tầng bình lưu của vùng cực vào mùa đông.

Lo ngại trước hiện tượng mây xà cừ hiếm gặp xuất hiện tại Bắc Cực

“PSC được tạo thành từ các hạt nước nhỏ bị đông lạnh ở tầng bình lưu. Khi tia sáng mặt trời chiếu qua sẽ bị khúc xạ, tạo ra những đám mây ngũ sắc. Hiện tượng này về bản chất cũng gần giống với cầu vồng”, một nhà khoa học cho biết.

Lo ngại trước hiện tượng mây xà cừ hiếm gặp xuất hiện tại Bắc Cực

Tuy nhiên, người này cũng nhấn mạnh rằng việc xuất hiện mây xà cừ là không hề tốt. Theo ông, PSC liên quan chặt chẽ đến việc hình thành các lỗ hổng của tầng ô-zôn – tầng khí quyển bảo vệ Trái đất.

Lo ngại trước hiện tượng mây xà cừ hiếm gặp xuất hiện tại Bắc Cực

“PSC xuất hiện tạo các hiệu ứng khiến ô-zôn suy giảm. Chúng sẽ phát sinh các phản ứng hóa học có hại như tạo ra clo hoạt hóa (là chất xúc tác cho sự phá hủy ô-zôn), cũng như loại bỏ axít nitric dạng khí, làm xáo trộn các chu trình nitơ và clo về hướng phá hủy ô-zôn”, vị này nhấn mạnh.


Hiện tược mây ngũ sắc. (Ảnh: Internet)
Hiện tược mây ngũ sắc. (Ảnh: Internet)

Trước đó, cũng đã có hiện tượng tương tự mang tên mây ngũ sắc. Tuy nhiên, những đám mây nhiều màu sắc này lại là kết quả của một hiện tượng khác: mây dạ quang (NLC). Mây dạ quang là những tinh thể băng trôi nổi trên nền trời, cách mặt đất khoảng 80km, nó đã từng xuất hiện nhiều lần, mới nhất tại Tân Cương, Trung Quốc vào tháng 11/2015 vừa qua.