Lo ngại làn sóng Covid-19 thứ 2 xâm nhập trong cộng đồng

17:00 25/04/2020

Những ngày vừa qua, dịch Covid-19 tại Việt Nam cơ bản được kiểm soát, các ca nhiễm không còn tăng nhiều và trong vòng 8 ngày chỉ thêm 2 ca nhiễm mới. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải kết quả khiến mọi người thực sự an tâm bởi nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ 2 xảy ra là không hề nhỏ.

Được biết, nhận định về nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ 2 đã được Thứ trưởng Bộ Y tế đề cập trong thời gian gần đây. Lo ngại là có nhưng song song với đó vẫn có sự an tâm nhất định bởi mọi người sau 3 tháng đối mặt với Covid-19 đã có những kỹ năng chống dịch cần thiết để virus không thể lây lan.

 
Người nhập cảnh được thực hiện khai báo y tế và tiến hành cách ly để phòng Covid-19. (Ảnh: Thanh Niên).
Người nhập cảnh được thực hiện khai báo y tế và tiến hành cách ly để phòng Covid-19. (Ảnh: Thanh Niên).

Lo ngại xuất hiện làn sóng Covid-19 thứ 2

Theo thông tin từ báo VNExpress, trong cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 ngày 24/4, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long tỏ rõ lo ngại của mình nếu có thêm làn sóng Covid-19 thứ 2 khiến hệ thống Y tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, Thứ trưởng Y tế phân tích, hiện Việt Nam đang còn rất ít ca nhiễm mới song mầm bệnh vẫn có thể còn, người mang virus. Phía cơ quan y tế thời gian qua đã tổng kết nhiều trường hợp mắc virus không có biểu hiện lâm sàng hoặc có nhưng rất mờ nhạt, chỉ đau mỏi cơ thể hoặc có triệu chứng như cảm cúm thông thường.

 
Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm sàng lọc Covid-19. (Ảnh: Vietnamnet).
Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm sàng lọc Covid-19. (Ảnh: Vietnamnet).

Thứ trường lo ngại, những trường hợp như vậy sẽ rất dễ bỏ qua khi khám sàng lọc. Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 xác định, trong cộng đồng có thể tồn tại một vài người nhiễm virus nhưng không phát hiện ra. Do chưa có miễn dịch cộng đồng nên khả năng lây nhiễm là rất lớn.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng chia sẻ về làn sóng Covid-19 thứ 2 như sau: "Chúng tôi rất lo ngại làn sóng Covid-19 thứ hai. Bài học từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore bị làn sóng thứ hai xâm nhập và phát triển trong cộng đồng mà không biết, đến khi xảy ra trên diện rộng thì mới phát hiện. Nếu chúng ta cũng như vậy thì hệ thống y tế sẽ rất khó khăn".

 
Nhiều lo ngại với việc lây nhiễm cộng đồng. (Ảnh: BBC). 
Nhiều lo ngại với việc lây nhiễm cộng đồng. (Ảnh: BBC). 

>> Có thể bạn chưa xem: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Nguy cơ vẫn còn xung quanh mỗi chúng ta

Cần kiểm soát chặt chẽ hơn

Trước nguy cơ xảy ra làn sóng Covid-19 thứ 2, Thứ trưởng Y tế tại cuộc họp cho rằng các chuyến bay cần được kiểm soát chặt chẽ. Từng hành khách nhập cảnh, từng chuyến bay phải được kiểm tra kỹ càng, đồng thời nâng cao trách nhiệm phòng chống dịch Covid-19 của từng địa phương.

Về vấn đề xét nghiệm, các cơ quan y tế sẽ có sự điều chỉnh, những người có triệu chứng nhẹ, mờ nhạt hoặc liên quan đến bệnh cúm thông thường sẽ được xét nghiệm ngay. Đối với những khu công nhân, khu nhà trọ nơi công nhân ở, khu vực tập trung nhiều lao động tự do, người yếu thế cũng sẽ được thực hiện xét nghiệm.

 
Sẽ tăng cường việc xét nghiệm sàng lọc để ngăn làn sóng Covid-19 thứ hai. (Ảnh: Hà Nội Mới).
Sẽ tăng cường việc xét nghiệm sàng lọc để ngăn làn sóng Covid-19 thứ hai. (Ảnh: Hà Nội Mới).

>> Xem thêm: Xe bus hoạt động trở lại, phong cách phục vụ chuẩn "anti Covid"

Làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 có thể đến từ người nhập cảnh

Chia sẻ với VNExpress về vấn đề xảy ra làn sóng dịch Covid-19 thứ 2, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, PGS Nguyễn Huy Nga cho biết nguy cơ xảy ra làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 tại Việt Nam là có nhưng không cao.

Theo vị PGS, nguồn lây nhiễm có thể đến từ những người nhiễm Covid-19 nhưng không có triệu chứng rõ ràng, hoặc từ những người nhập cảnh. Dù vậy, với những quy định và các biện pháp chống dịch hiệu quả tại Việt Nam thì nguy cơ xảy ra làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 sẽ không cao.

 
Người nhập cảnh sẽ được tiến hành cách ly để phòng dịch Covid-19. (Ảnh: VOV).
Người nhập cảnh sẽ được tiến hành cách ly để phòng dịch Covid-19. (Ảnh: VOV).

Tại Việt Nam, các nhà chức trách đã làm rất tốt việc phát hiện các ca dương tính virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2), đồng thời thống kê được những người liên quan. Thế nên, nếu có thêm các ca lây nhiễm trong cộng đồng thì hệ thống y tế từ Trung ương tới địa phương sẽ có thể ứng phó kịp thời.

Vị PGS cũng cho rằng, sau 3 tháng đối phó với Covid-19, mọi người đã có ý thức và kỹ năng phòng dịch rất tốt nên điều này sẽ giảm bớt nỗi lo nếu làn sóng dịch thứ 2 xảy ra. Ngoài ra, để ứng phó với làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai, PGS Nguyễn Huy Nga cũng ủng hộ tăng cường xét nghiệm nCoV cho tất cả những ai có biểu hiện cúm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.

Nếu trường hợp xấu xảy ra là có ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng thì cần cách ly từng địa bàn nhỏ thay vì cách ly trên diện rộng như trước đây. Hoặc cần thiết có thể cách ly một vài hộ gia đình sống xung quanh khu vực có người bệnh dương tính virus Corona chủng mới.

 
Việc xét nghiệm và khai báo y tế được thực hiện chặt chẽ hơn. (Ảnh: Tuổi Trẻ).
Việc xét nghiệm và khai báo y tế được thực hiện chặt chẽ hơn. (Ảnh: Tuổi Trẻ).

>> Xem thêm: 5 người dương tính trở lại với Covid-19 sau khi công bố khỏi bệnh

Kiểm soát được dịch bệnh và hạn chế ca nhiễm mới, Việt Nam đang làm tốt công tác phòng dịch và cuộc sống của mọi người đang dần trở về bình thường. Tuy nhiên, mỗi người vẫn cần cẩn thận đề phòng, không chủ quan trước Covid-19 để tránh virus lây lan trong cộng đồng.

Bạn nghĩ sao về ý kiến của Thứ trưởng Y tế Lo ngại làn sóng Covid-19 thứ 2 xâm nhập vào cộng đồng. Cùng cập nhật những tin tức cộng đồng mới nhất tại YAN nhé!

VIỆT NAM GHI NHẬN 270 CA NHIỄM COVID-19

Tính đến sáng ngày 25/4, Việt Nam đã ghi nhận 270 ca nhiễm mới, trong đó có 2 ca dương tính nCoV được phát hiện gần đây vào tối ngày 24/4 sau 8 ngày liên tiếp không có người mắc mới.

Được biết, 2 ca nhiễm Covid-19 được công bố vào tối 24/4 là du học sinh Nhật trở về Việt Nam, đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Tính đến đầu giờ chiều ngày 25/4, cả nước ghi nhận 225 ca nhiễm Covid-19 được chữa khỏi, 45 người bệnh đang tiếp tục điều trị và chưa có ca nào tử vong.

Hiện số người cách ly tính trên cả nước là gần 55.000 người, trong đó có 280 người cách ly tại bệnh viện, hơn 7.000 người cách ly tại các cơ sở tập trung, số còn lại được cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú.

Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!

Các diễn biến mới nhất về dịch Covid-19 sẽ liên tục được cập nhật TẠI ĐÂY!