Lê Thần Tông là một vị vua không được nhắc nhiều trong lịch sử với những chiến công hiển hách hay đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nước nhà. Khi nói về ông, người đời thường sẽ nhớ về đời tư đặc biệt của vị vua này, ông vua Việt đầu tiên lấy vợ châu Âu.
Không chỉ là vị vua đầu tiên trong lịch sử kết duyên với người châu Âu, Lê Thần Tông còn được nhắc đến như vị vua duy nhất lên ngôi tới hai lần của Việt Nam. Đồng thời, ông cũng là cha của bốn vị vua nhà Lê khác nữa.
Vua Lê Thần Tông là vị vua đầu tiên lấy vợ châu Âu trong lịch sử Việt Nam. (Ảnh: Wikipedia)
>> Xem nhanh: Ân Phi Hồ Thị Chỉ: Yêu vua đời trước, cưới vua đời sau
Lê Thần Tông - Vị vua đầu tiên lấy vợ người châu Âu
Lê Thần Tông lên ngôi năm 12 tuổi, sau khi cha ông là vua Lê Kính Tông bị chúa Trịnh Tùng ép chết vào năm 1619. Năm 1630, Lê Thần Tông bị ép cưới Trịnh Thị Ngọc Trúc, con gái Vương (Trịnh Tráng). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi: "Năm Canh Ngọ 1630, vua lấy Trịnh Thị Ngọc Trúc, lập làm Hoàng Hậu. Trước, Ngọc Trúc đã lấy bác họ vua là Cường quận công Lê Trụ, sinh được bốn con. Triều thần can ngăn nhưng vua nói: 'Xong việc thì thôi, lấy gượng vậy'."
Tượng Hoàng Hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc hiện đang đặt ở Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. (Ảnh: Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam)
Có thể thấy, những cuộc hôn nhân của Lê Thần Tông, từ việc phong Hoàng Hậu tới cưới các phi tần đều chủ yếu có mục đích chính trị, xây dựng giao thương quốc tế. Chính vì vậy, ông đã cưới một người vợ là người Hà Lan, là con gái của Phó toàn quyền Hà Lan tại Đài Loan, tên là Orona. Họ gặp nhau vào năm 1630 ở Thăng Long và bà Orona đã quyết định ở lại làm vương phi tại Việt Nam sau khi nghe lời khuyên từ cha mình. Sau cuộc hôn nhân này, Lê Thần Tông được ghi danh vào sử sách là vị vua Việt đầu tiên lấy vợ châu Âu.
Người vợ châu Âu của vua Lê Thần Tông là một phụ nữ Hà Lan. (Ảnh minh họa: Pinterest)
>> Xem thêm: Tình sử của vua Hồ Quý Ly và Thiên Ninh công chúa nhà Trần
Người duy nhất trong lịch sử có tới hai lần đăng quang
Không chỉ là vị vua đầu tiên có vợ châu Âu, Lê Thần Tông còn là một trường hợp đặc biệt trong sử sách bởi ông đã đăng quang tới tận hai lần. Lần đầu tiên là vào năm 12 tuổi, sau khi vua cha mất. Ông làm vua 24 năm, đến năm 36 tuổi thì nhường ngôi cho con trai vừa lên 13 tuổi là Lê Chân Tông. Thế nhưng Lê Chân Tông chỉ tại vị từ năm 1643 tới năm 1649 thì qua đời do bạo bệnh, thọ 20 tuổi.
Do Lê Chân Tông mất mà chưa có con nối dõi, vì vậy, Trịnh Tráng một lần nữa đưa Thái Thượng Hoàng Lê Thần Tông trở lại, đăng quang lần thứ hai. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: "Vua bốn lần xa giá xuất chinh, hai lần bước lên ngôi báu, đó cũng là điều xưa nay hiếm có". Lê Thần Tông tiếp tục tại vị cho tới tháng 9/1662 thì mất. Sau hai lần lên ngôi, ông làm vua được 37 năm, thọ 56 tuổi.
Lê Thần Tông là vị vua đăng quang tới hai lần. (Ảnh minh họa: Pinterest)
>> Đừng bỏ lỡ: Cung nữ cuối cùng kể về cuộc sống hậu cung Việt Nam
Người có nhiều con làm vua nhất trong lịch sử Việt Nam
Bên cạnh Trần Minh Tông, Lê Thần Tông cũng là vị vua có nhiều con lên kế vị nhất trong lịch sử Việt Nam. Ngoài Lê Chân Tông, ba người con khác cũng lên ngôi vua của ông là Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông và Lê Hy Tông. Mỗi vị vua này lại có một người mẹ khác nhau, tuy nhiên không một ai là con của Hoàng Hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc cả.
Trong số bốn người con lên làm vua của Lê Thần Tông, ngoại trừ Lê Hy Tông sống thọ và làm vua được 30 năm thì ba người còn lại đều chết yểu. Trước khi Lê Thần Tông mất, ông đã sắc phong cho con thứ là Lê Huyền Tông lên ngôi năm 9 tuổi. Sau 8 năm trị vì, Lê Huyền Tông mất. Cũng như người anh Lê Chân Tông, ông không có con nối dõi, vì vậy chúa Trịnh đã đưa Lê Gia Tông, khi ấy 11 tuổi lên làm vua. Nhưng Lê Gia Tông chỉ tại vị được 3 năm thì cũng qua đời, từ đó Lê Hy Tông lên nắm quyền. Ông được ca ngợi là vị vua anh minh nhất của thời Lê Trung Hưng.
Năm 1959, tượng của 5 người vợ vua được rước về đền Nhà Lê cách chùa Mật Sơn hơn cây số (Ảnh Báo Dân Sinh)
Tương truyền, Lê Thần Tông và 6 người vợ đến từ nhiều dân tộc của mình sống hòa thuận với nhau cho tới cuối đời. Thậm chí, 6 bà còn tự bỏ tiền công đức để xây 6 bức tượng nhập thần, đặt tại chùa Mật Sơn - Thanh Hóa với nguyện ước có thể mãi mãi bên nhau. Mỗi một bức tượng này đều được thể hiện rất rõ ràng, chi tiết về sự khác nhau trong nét mặt cũng như đặc trưng của từng dân tộc trên quần áo.
Thông tin từ: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Việt Nam Sử Lược.
THÔNG TIN VỀ LÊ THẦN TÔNG
Lê Thần Tông là vị hoàng đế thứ 17 trong thời kì Hậu Lê và hoàng đế thứ sáu thời Lê Trung Hưng của Việt Nam. Tên húy của Lê Thần Tông là Lê Duy Kỳ.
Lê Thần Tông sinh năm 1607, là con trai của vua Lê Kính Tông và Hoàng Hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh (con gái chúa Trịnh Tùng). Sử sách miêu tả rằng Lê Thần Tông là một vị vua có vẻ ngoài đường đường, uy nghiêm với mũi cao, mặt rồng.
Ông là vị vua có nhiều vợ là người đến từ các dân tộc khác nhau. Người vợ thứ hai của ông là người Thái, vợ ba là người Mường, vợ tư là người Hán, vợ năm là người Lào.
Riêng vợ cả là Hoàng Hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc hơn ông tới 13 tuổi. Khi hai người lấy nhau, Lê Thần Tông mới 23 tuổi còn Hoàng Hậu đã 36 tuổi. Cuộc hôn nhân này do chúa Trịnh Tùng ép buộc mà thành.