Bạn có phát hiện ra những có những thói quen đã và đang giết chết mối quan hệ của bạn?
1. Thích làm “điệp viên siêu hạng”
Làm “điệp viên” ở đây chính là khi quen nhau, bạn đột nhiên trở nên thích kiểm soát và theo dõi triệt để người yêu của mình. Từ tin nhắn, trang cá nhân, email cho đến tất tật những thứ cá nhân khác. Chưa nói đến cảm giác tù túng, khó chịu khi bị “bắt thóp” của đối phương mà hãy nói đến hành động của bạn - thật ra bạn đang tìm kiếm điều gì? Một giây phút “sơ hở” hay sự phản bội? Nếu quá trình làm “điệp viên” có kết quả thì liệu bạn có vui vẻ hay không?

2. Quá gần gũi hay quá xa cách
Những cặp đôi khi quen nhau thường vướn vào sai lầm này, có những đôi sẽ “bám dính” lấy nhau 24/7- không thể xa nhau một phút; còn một số cặp đôi lại cả tuần không thấy mặt nhau một lần. Vậy thật ra điểm sai lệch là ở đâu?
Theo khảo sát cho thấy, những cặp đôi thường xuyên bên cạnh nhau sẽ cảm thấy nhàm chán theo thời gian-vì sự phiền phức không nói ra được hay vì thấy quá nhiều khuyết điểm đối phương. Còn với những cặp đôi ít gặp nhau thì lại gây phản ứng ngược, họ sẽ cảm thấy xa cách và khó chấp nhận nếu có những sai sót trong các buổi gặp gỡ.
3. Lo sợ hay cãi nhau
Trên thực tế, trong mỗi mối quan hệ luôn có một người yêu nhiều hơn và người này sẽ lo sợ hoặc yêu cầu ở đối phương nhiều hơn. Họ hoặc sợ làm người kia buồn hoặc dễ cảm thấy khó chịu nếu đối phương không làm vừa ý mình. Và đây chính là điểm bắt nguồn cho những tranh cãi và lung lay của một mối tình.

4. Đòi hỏi sự thay đổi theo ý muốn
Những cặp đôi khi quen nhau sẽ dần “uốn” người yêu của mình theo những hình mẫu mà mình mong muốn. Một anh chàng không ra ngoài vào tối thứ bảy, một cô nàng thích để tóc dài ngang vai… tất tần tật những yêu cầu từ trong ra ngoài đều được “áp” lên nhau và dẫn đến những mâu thuẫn nếu đối phương không đáp ứng hay được.

5. Những cơn ghen không đáng có
Có thể anh chàng của bạn thích ngắm những cô gái đẹp trong vô thức hay cô nàng của bạn thích khen một ca sĩ diễn viên thần tượng nào đó trước mặt bạn. Tuy nhiên, đừng ghen tức quá mức nếu họ ưu ái “ai đó” nhiều hơn bạn trong một vài tình huống. Hãy nói với họ nếu điều này làm bạn buồn để họ có thể tiết chế, thay đổi thay vì cấm cản trong vô vọng.
