Thách cưới là tục lệ truyền thống của nhiều gia đình Việt. Những tưởng đây chỉ là một thử thách nhỏ mà gia đình cô dâu đặt ra nhưng đôi khi lại mang tới nỗi lo cho nhiều chàng rể.
Một minh chứng điển hình như câu chuyện của ngôi làng Hoa Đình tại Hà Nội. Con gái trong làng được đánh giá xinh đẹp, giỏi giang, nhiều người theo đuổi nhưng lại khiến các nam thanh niên "đau đầu" vì nếu không có điều kiện thì khó có thể rước được vợ về.
Thách cưới là tục lệ truyền thống trong hôn nhân của người Việt. (Ảnh: Vietnamnet)
>>> Xem thêm: Bố mẹ bạn gái thách cưới 80 triệu: Gả con hay bán con đây?
Ngôi làng chỉ có trai giàu mới dám đến xin cưới
Con gái của làng Hoa Đình (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) xưa kia vốn nổi tiếng tài năng, lại trẻ đẹp. Chính bởi điều này mà các cô gái trong làng được rất nhiều người chú ý. Tuy nhiên, theo ông Thiêm (sinh năm 1933), một cụ ông lão làng đã dành cả đời để sống ở nơi đây cho biết, ngày xưa, dù có yêu thích đến mấy thì các chàng trai cũng không dám đến hỏi vợ.
Trong cuốn Tục hay lệ lạ Thăng Long Hà Nội, 1 trong 4 điều không nên làm ở Ứng Hòa xưa đó chính là lấy vợ ở làng Hoa Đình. Giải thích về điều này, ông Thiêm cho biết lý do là do phải nộp cheo rất nặng nếu muốn lấy vợ làng.
Được biết, mỗi khi có người đến hỏi cưới, một dây mây sẽ được vắt qua nóc đình. Một đầu dùng để buộc chiếc cối đá, đầu còn lại là để những chàng rể tương lai treo tiền đồng sao cho nâng được chiếc cối lên ở thế cân đều 2 bên. Ông Thiêm cho biết, chiếc cối không to lắm, nhưng để nâng lên được thì cần không ít tiền.
Ngôi làng ngày xưa chỉ có trai nhà giàu mới dám đến hỏi vợ. (Ảnh: Vietnamnet)
Vượt qua được ải này, những chàng rể còn phải chịu thêm cả khoản tiền mãi lộ. Dân làng sẽ chăng một sợi dây thừng ngang đường, nhà trai muốn đi qua phải thương lượng và đưa ra một số tiền phù hợp. Số dây được chăng lên sẽ tuỳ thuộc vào sự xinh đẹp và tài giỏi của cô gái, và tất nhiên khoản tiền mãi lộ cũng sẽ dựa vào đó mà chi ra.
Tục lệ này khiến nhiều cô gái dù thông minh, xinh đẹp như vẫn lo bị... ế. Tuy nhiên, trai trong làng thì có vẻ được hưởng lợi nhiều hơn vì nếu lấy gái cùng làng thì họ sẽ được miễn tiền mãi lộ, ngoài ra tiền nộp cheo cũng giảm đáng kể.
Video: Ngôi làng lạ kỳ có truyền thống "nuôi tóc mây" hơn 3000 năm tuổi
>>> Tin liên quan: Ngạc nhiên trước ngôi làng bát quái "đệ nhất kỳ thôn" vào dễ ra khó
Cô gái đẹp nhất làng lấy đại gia phố Bạch Mai
Ông Thiêm kể lại, một đám cưới hoành tráng nhất làng được diễn ra vào năm 1942. Cô dâu không chỉ được đánh giá xinh đẹp nhất làng mà còn là con gái của gia đình cũng vô cùng khá giả. Chính bởi vậy, bà được nhiều người ngưỡng mộ nhưng chẳng mấy ai dám ngỏ lời.
Tiếng tăm của người con gái đẹp ấy đã tới tai của 1 vị đại gia ở Bạch Mai. Ngày đến hỏi cưới, không chỉ phải tuân theo tục lệ của làng, gia đình nhà gái còn thách cưới thêm 20 lượng vàng. Ngoài ra, phía nhà trai cũng phải chuẩn bị thêm 3 thùng quần áo cho cô dâu và cả các em dâu.
Với sự giàu có của mình, vị đại gia Bạch Mai chẳng hề ngần ngại trước những yêu cầu của nhà gái. Ông Thiêm kể lại: "Đoàn rước dâu khi ấy có tới 10 xe ô tô xếp dọc đường làng. Đối với số tiền thách cưới, nhà trai đặt lễ 16 lượng và ngay lập tức, bố mẹ cô dâu đã bỏ thêm 4 lượng. Họ cũng tuyên bố cho đôi trẻ số tiền thách cưới đó".
Ông Thiêm kể lại câu chuyện về tục lệ thách cưới ở làng. (Ảnh: Vietnamnet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Kinh ngạc ngôi làng kỳ lạ không nói tiếng người vẫn giao tiếp được với nhau hơn 500 năm!
Đến nay, tục lệ thách cưới này đã được xoá bỏ tại làng. Tuy nhiên, theo ông Thiêm, đây vẫn là một nét đẹp văn hoá riêng được ông ghi chép và gìn giữ tỉ mỉ suốt bao năm qua.
Cập nhật các tin tức mới nhất tại YAN nhé.
Tục lệ nộp cheo tại Việt Nam
Nộp cheo là tục lệ quan trọng trong hôn nhân cổ truyền của người Việt. Tiền cheo được biết đến là khoản tiền nộp cho làng xã khi con gái lấy chồng. Đây cũng được hiểu nôm na như lễ vật mà nhà trai phải nộp cho làng khi muốn đi hỏi vợ.
Tuỳ vào mỗi làng sẽ có hình thức nộp cheo phù hợp. Theo thông lệ, cheo sẽ được nộp bằng tiền, tuy nhiên một số nơi cũng chấp nhận hiện vật thay vào đó.
Thông thường, lệ nộp cheo được phân cấp rõ ràng, người cùng làng thì khoản cheo sẽ nộp theo đơn vị 1. Còn nếu lấy gái làng khác khi nhà trai phải chuẩn bị nộp cheo tính theo đơn vị 2.