Bộ tranh biếm họa về hiện thực cuộc sống sẽ khiến bạn phải lặng người suy nghĩ. 12 bức tranh ẩn chứa 12 thông điệp về vấn nạn của xã hội mà tác giả muốn gửi gắm.
Dưới đây là 12 tác phẩm của họa sĩ nổi tiếng chuyên vẽ tranh châm biếm Gunduz Agayev. Có thể sau khi quan sát những bức ảnh châm biếm về hiện thực cuộc sống, bạn phải mất một khoảng thời gian mới có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa ẩn sau mà tác giả muốn gửi gắm đến mỗi người. Tuy nhiên, vẫn có những bức hình mà chỉ cần nhìn vào thôi cũng có thể nhận ra thông điệp rõ ràng được thể hiện trong nó.
Trong bộ ảnh này, họa sĩ Gunduz Agayev tập trung vào các vấn nạn của xã hội hiện đại ngày nay. Có rất nhiều luồng ý kiến cũng như đánh giá trái chiều về quan điểm nhìn nhận sự việc của Gunduz Agayev bởi một số bức ảnh có liên quan tới các vấn đề về chính trị.
1. Ốc đảo cuối cùng
Rồi một ngày nào đó, ô nhiễm môi trường sẽ dẫn đến viễn cảnh đáng sợ này
2. Sự hấp dẫn của tivi
Những thứ nhan nhản trên phương tiện truyền thông giải trí dần đầu độc con người
3. Tường thành
Liệu nước Mỹ có vĩ đại trở lại?
4. Đồng tính
Liệu đến khi nào, đồng tính mới thôi bị kỳ thị và ghét bỏ?
5. Cười cợt
Chiến tranh đồng nghĩa với chết chóc nhưng vẫn có nhiều "thế lực" vui mừng nhìn nó diễn ra mỗi ngày?
6. Giải cứu
Adam và Eva rồi phải trốn chạy bởi sự đuổi đánh của cả xã hội
7. Smartphone và những con nghiện
Con người chỉ sẽ ngừng xài smartphone cho đến khi về đến Thế giới bên kia?
8. Khủng bố
Điều gì dẫn đường cho những người khủng bố, đánh bom tự sát?
9. Con người hiện đại
Con người hiện đại sẽ là tù binh cho những trò chơi hiện đại?
10. Đồ chơi tổng thống Trump
Bức tường ngăn cách Mexico theo chính sách của Tổng thống Trump giờ đây cũng trở thành cảm hứng cho các trò chơi?
11. Tù nhân chính trị
Nhà chính trị và hố tự chôn mình
12. Robot Sofia
Robot thông minh sẽ nhanh chóng trở thành nỗi sợ hãi của con người mà thôi
Với 12 bức ảnh trên đây, cho dù đồng ý hay không đồng ý thì đây cũng là một bộ ảnh đáng dành thời gian để xem và suy ngẫm. Hãy nhớ rằng: Thông điệp của mỗi bức ảnh do mình nghĩ ra, có thể sẽ không đúng với nội dung của tác giả và tùy vào từng cảm nhận của mỗi người.
̣(Ảnh: họa sĩ Gunduz Agayev)