VnExpress đưa tin, ngày 26/9, 2,6 triệu liều vaccine AstraZeneca được Đức trao tặng đã về đến TP.HCM. Ngày 27/9, tại trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra lễ bàn giao với sự có mặt của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và đại diện Bộ Y tế cùng Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner.
Thông cáo của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam cũng có viết, số hàng trên được viện trợ từ nguồn dự trữ của Đức theo đề xuất của Thủ tướng Angela Merkel với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Đây là lần thứ 2 Việt Nam nhận viện trợ vaccine từ Đức. (Ảnh: Đảng Cộng Sản)
"Đây là lô vaccine thứ hai từ Đức trong vòng hai tuần qua. Cùng với lô vaccine được chuyển qua cơ chế COVAX ngày 16/9, chính phủ Đức đã viện trợ tổng cộng 3,45 triệu liều.
Sự hỗ trợ thể hiện tinh thần đoàn kết của chúng tôi, nhấn mạnh cam kết với quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam mà hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập trong năm nay. Đức luôn sát cánh cùng Việt Nam trong quá trình phòng chống và vượt qua dịch Covid-19.” - Đại sứ Guido cho hay.
Không chỉ trao tặng vaccine, Việt Nam và Đức còn từng hợp tác rất nhiều lần, cùng nhau chống lại dịch bệnh. Cụ thể, Chính phủ Việt Nam vào năm ngoái đã ủng hộ Đức hơn 100 nghìn khẩu trang
Lô vaccine nhận lần này của hãng AstraZeneca. (Ảnh: Lao Động)
Dự kiến đầu năm 2022 Việt Nam sẽ tự chủ vaccine ngừa Covid-19 nội địa.
Giữa năm 2021, một số bang tại Đức đã viện trợ cho nước ta 1 triệu kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên cùng khẩu trang, quần áo bảo hộ và tủ lạnh chuyên dụng.
Hai nước còn đóng góp một khoản kinh phí lên đến 104 triệu EUR (hơn 2,7 nghìn tỉ đồng) để triển khai các dự án trong hiện tại và cả tương lai, liên quan đến đào tạo nghề, phòng chống dịch bệnh, xây dựng mạng lưới an ninh xã hội, xây dựng trung tâm phòng chống dịch…
Cũng trong ngày 27/9, trang tin của Bộ Y tế chia sẻ, hơn 1,3 triệu liều vaccine AstraZeneca Việt Nam mua thông qua Công ty Cổ phần vaccine Việt Nam (VNVC) đã về đến nước ta và được bàn giao cho Bộ Y tế. Số vaccine này sẽ kịp thời tăng cường cho các địa phương chống dịch.
VNVC cũng bàn giao lượng lớn vaccine các loại cho Bộ Y tế. (Ảnh: Báo Quốc Tế)
Như vậy tính thêm cả lô vaccine này, tổng số vaccine cung cấp cho tiêm chủng từ nguồn của VNVC là gần 15 triệu liều. Trong đó có 5 triệu liều về riêng trong tháng 9/2021.
Chỉ trước đó 2 ngày, 1,05 triệu liều vaccine Abdala do Cuba sản xuất cũng đã theo chuyên cơ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đáp xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội. Trong số này có 900 nghìn liều nằm trong hợp đồng mua 10 triệu liều vaccine Việt Nam kí kết với Trung tâm công nghệ sinh học và di truyền Cuba. 105 nghìn liều còn lại được đưa về dưới hình thức trao tặng.
Lô vaccine Abdala về Việt Nam khuya ngày 25/9. (Ảnh: Thanh Niên)
Chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam liên tiếp nhận được lượng lớn vaccine thông qua cả hai con đường mua và viện trợ. Việc này sẽ giúp công tác tiêm chủng trên cả nước được đảm bảo đúng tiến độ và nhiều người được tiếp nhận vaccine hơn.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
WHO XEM XÉT VACCINE NGỪA COVID-19 MỚI: HIỆU QUẢ VƯỢT PFIZER, MODERNA
Hãng sản xuất vaccine ngừa Covid-19 Nonavax của Mỹ đã nộp đơn đề nghị xem xét, phê duyệt sử dụng khẩn cấp sản phẩm này lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo công bố từ hãng, vaccine này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với vaccine Pfizer hay Moderna. Cụ thể, Nonavax có thể bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh thông thường (2-8 độ C). Vaccine cũng có hiệu quả bảo vệ ở mức cao nhưng ít gây tác dụng phụ hơn.
Mũi tiêm tăng cường của Nonavax được hãng công bố là tạo ra kháng thể chống lại biến chủng Delta nhiều gấp 6 lần so với 2 mũi trước. Nếu được phê duyệt, đây sẽ là vaccine theo cơ chế protein đầu tiên được WHO công nhận.