Cho đến khi sáng tạo được chiếc băng vệ sinh hoàn thiện như ngày nay, những người phụ nữ xưa đã sáng tạo ra nhiều cách đối phó với ngày đèn đỏ.
Giấy cói hoặc miếng vải
Ở thời cổ đại, phụ nữ Ai Cập sử dụng giấy cói khô trong khi phụ nữ Hy Lạp lại dùng vải cũ quấn quanh miếng gỗ để giữ cho mình sạch sẽ trong những ngày đèn đỏ.
Rêu khô bện với giẻ lau hoặc da động vật cũng được sử dụng như một miếng băng vệ sinh của phụ nữ thời Trung Cổ. Thậm chí miếng vải có thể được dùng đi dùng lại nhiều lần bởi nghèo khó.
Cốc nguyệt san
Cốc nguyệt san nhanh chóng hút lượng máu kinh chảy ra từ tử cung một cách tự nhiên. (Ảnh: Internet)
Cốc nguyệt san ra đời những 30 của thập niên, được dùng đặt vào âm đạo chị em phụ nữ những ngày đèn đỏ. Cốc nguyệt san nhanh chóng hút lượng máu kinh chảy ra từ tử cung một cách tự nhiên, không để cho máu kinh tiếp xúc với không khí và tránh tạo môi trường ẩm thấp cho nấm và vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, phát triển.
Tampong
Tampon ra đời năm 1931 và đưa vào sản xuất rộng rãi năm 1933. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, tampong bắt đầu được sử dụng khắp nơi trên thế giới.
Tờ thông tin quảng cáo Tampax. (Ảnh: Internet)
Tampong được xem là một loại băng vệ sinh thu nhỏ, có hình giống chiếc que, nhỏ bằng đầu ngón tay. Khác với các loại băng vệ sinh thông thườn, tampong giúp phụ nữ đi lại, di chuyển thoải mái hơn những ngày nguyệt san. Tuy nhiên, sử dụng tampong phải đẩy sâu vào âm đạo đôi khi cũng dễ gây nhiễm trùng và thương tổn.
Sử dụng tampong không đúng cách đôi khi cũng gây nguy hiểm. (Ảnh: Internet)
Sử dụng tampong phải đẩy sâu vào âm đạo đôi khi cũng dễ gây nhiễm trùng và thương tổn. (Ảnh: Internet)
Các loại khác
Sản phẩm thụt rửa: Cuối những năm 1980, để ngoài tai những khuyến cáo của các bác sĩ về khả năng gây hại của các sản phẩm thụt rửa, nhiều phụ nữ vẫn chi hàng triệu đô để có được những sản phẩm này.
Nhiều phụ nữ vẫn chi hàng triệu đô để có được những sản phẩm thụt rửa. (Ảnh: Internet)
Thuốc tránh thai: Từ năm 2003 – 2007, FDA (Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ) chấp thuận việc dùng thuốc tránh thai liên tục nhằm kiểm soát sự bùng nổ dân số. Nhiều phụ nữ cũng chọn thuốc tránh thai như một sản phẩm hạn chế những ngày nguyệt san ghé thăm.
Thuốc ngừa thai Seasonale cũng có tác dụng hạn chế kì kinh nguyệt. (Ảnh: Internet)
Mặt khác, việc quá lạm dụng thuốc tránh thai không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh con của phụ nữ mà còn gây ra các bệnh như máu đông, đột quỵ.
Lạm dụng thuốc tránh thai không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh con. (Ảnh: Internet)
Năm 1896, tập đoàn Johnson & Johnson sản xuất miếng băng vệ sinh đầu tiên trên thế giới có tên Lister’s Towels. Tuy nhiên quảng cáo về sản phẩm này không mấy hiệu quả do đó Lister’s Towels nhanh chóng bị quên lãng.
Miếng vệ sinh đầu tiên là sản phẩm của tập đoàn Johnson&Johnson, có tên Lister’s Towels. (Ảnh: Internet)
Những năm 1920, hãng Kimberly-Clark cho ra đời dòng sản phẩm vệ sinh dùng một lần làm từ vật liệu sợi cellulose, hay còn gọi là bông gòn y tế, là sản phẩm băng vệ sinh Kotex ngày nay.
Sản phẩm Kotex thế hệ đầu tiên làm từ vật liệu sợi cellulose. (Ảnh: Internet)
Đầu những năm thế kỷ 20, phụ nữ lại ưa chuộng những sản phẩm đai vệ sinh vì nó có thể sử dụng được nhiều lần mà vẫn bảo đảm được tính sạch sẽ.
Đai vệ sinh sử dụng nhiều lần nhưng vẫn bảo đảm an toàn, sạch sẽ. (Ảnh: Internet)
Năm 1927, Johnson & Johnson giới thiệu dòng sản phẩm miếng vệ sinh Modess, đối thủ cạnh tranh chính của Kotex.
Miếng vệ sinh Modess là đối thủ cạnh tranh chính của Kotex. (Ảnh: Internet)
Những năm kế tiếp, nhiều sản phẩm băng vệ sinh lần lượt ra đời đáp ứng nhu cầu những ngày kinh nguyệt hàng tháng của các chị em nhưng cũng nhanh chóng biến mất khỏi thị trường bởi tính tạm thời của chúng.
Hiện nay, phái nữ đã không còn sử dụng những cách trên để giữ cho mình được thoải mái những ngày đèn đỏ mà thay vào đó là vô số sản phẩm băng vệ sinh an toàn và hoàn thiện đang tràn ngập trên thị trường.