Không có tiền để sống còn chẳng đáng sợ bằng không còn khí trời, nguồn nước, hay nguồn thực phẩm tự nhiên để sinh tồn.
Dân số đông, ô nhiễm môi trường ngày càng khủng khiếp, săn bắt trộm và hoạt động khai thác mỏ... chính là những tác động của con người tới môi trường. Những điều này đang đẩy Trái Đất tới bờ vực diệt vong. Để gia tăng nhận thức của con người về môi trường, Quỹ bảo vệ thiên nhiên Deep Ecology đã phối hợp với Trung tâm truyền thông dân số Mỹ cho công bố hàng loạt bức ảnh hé lộ sự hủy hoại mà chúng ta đã gây ra cho hành tinh mẹ.
Chỉ cần nhìn những hình ảnh dưới đây, bạn sẽ nhận ra rằng không có tiền để sống còn chẳng đáng sợ bằng không còn khí trời, nguồn nước, hay nguồn thực phẩm tự nhiên để sinh tồn.
1. Bộ da hổ quý hiếm được tịch thu lại từ những kẻ săn độc vật hoang dã. Ảnh được chụp tại Siberia, Nga.
2. Môi trường thiên nhiên ở Almeria (Tây Ban Nha) đã bị phá hủy bởi hàng ngàn nhà kính chỉ để tạo ra cho bữa ăn của con người. Tính tới năm 2050, thế giới sẽ không có đủ nguồn lương thực thực phẩm để phục vụ nhu cầu của người dân toàn cầu khi dân số đạt mốc 9 tỉ người
3. Sự bùng nổ dân số ở thủ đô Mexico. Những ngôi nhà tầng tầng lớp lớp chen chúc nhau không chừa lại một chút khoảng trống. Bầu không khí ngột ngạt vì quá đông đúc nhưng tuyệt nhiên chẳng có một bóng cây. Tại đây, hơn 20 triệu người đang sinh sống trên diện tích 63.700 km2
4. Một góc thành phố Los Angeles (Mỹ) từ trên cao nhìn xuống. "Thành phố không ngủ" với các siêu đô thị sầm uất cùng các hoạt động về đêm của hơn 15 triệu dân đã tiêu tốn một nguồn năng lượng khổng lồ tới mức không tưởng.
5. Hình ảnh được ghi nhận từ trên không nhìn xuống thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Mật độ dân số dày đặc với 30.000 người sống trên 2.6 cây số vuông đã cho thấy sự chật chội của đất nước này.
6. Những cột khói kinh hoàng đang thải hàng tấn khí độc vào bầu trời. Ảnh được chụp tại những nhà máy ở Anh.
7. Mỏ kim cương Mir tại Nga. Nó được đào sâu tới 500 mét và có đường kính gần 1.200 mét. Đây là mỏ khai thác kim cương lớn thứ hai trên thế giới, sau mỏ Bingham Canyon.
8. Yao Ming - ngôi sao bóng rổ người Trung Quốc đang nhìn xác chết thối rữa của một con voi với vẻ thất thần. Đây là tàn dư do những kẻ đi săn để lại tại Bắc Kenya.
9. Trên rạn san hô vòng Midway ở bắc Thái Bình Dương (Mỹ), có thể tìm thấy rất nhiều xác đang phân hủy trên bãi biển của chim hải âu. Chúng chết vì ăn quá nhiều rác thải nhựa của con người.
10. Rừng già Amazon (Brazil) bị đốt. Đàn gia súc vẫn cố sức gặm cỏ bên khói mù mịt chỉ bởi chúng sắp mất dần thức ăn. Kể từ năm 1978, gần 750.000 cây số vuông của rừng Amazon đã bị phá hủy.
11. Băng đang tan ngày một nhanh hơn ở Bắc Cực lần Nam Cực.
12. Nước biển dâng cao đang khiến quần đảo Maldives rơi vào nguy cơ bị nhấn chìm và biến mất.
13. Mạng lưới vận tải hàng không đang trở nên quá tải. Khí thải từ máy bay là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Hình ảnh được ghi nhận trên bầu trời London (Anh).
14. Các nước nghèo bỗng trở thành bãi rác điện tử của cả thế giới. Các chất độc hại được sử dụng để lấy kim loại quý từ đây. Ảnh chụp tại thủ đô Accra, Ghana.
15. Mọi lốp xe hết hạn sử dụng đều được tập kết ở Nevada. Từng là một khu vui chơi giải trí, tuy nhiên đến năm 2006, vùng đất đã bị bỏ hoang.
16. Một người đàn ông đang lướt sóng tại đảo Java, hòn đảo đông dân nhất Indonesia. Hiện nay, rất nhiều nơi trên thế giới chưa có hệ thống thu gom rác thải và làm sạch bãi biển.
17. Một trạm nhiệt điện khổng lồ đang bốc cháy cách thảm họa phóng xạ ở Fukushima (Nhật Bản) vào năm 2011 chỉ vài dặm. Khi cả thế giới dõi theo sự cố ở Fukushima thì những nỗ lực khắc phục hậu quả ở trạm nhiệt điện này đều rơi vào vô vọng.
18. Xác một con gấu Bắc Cực chết đói ở Svalvard, Na Uy. Băng tan khiến gấu không còn nơi sinh sống cũng như gặp nhiều khó khăn trong sinh tồn.
19. Một xe tải vận chuyển cát dầu đang phục vụ cho hoạt động khai thác ở Alberta, Canada. Đây là một trong những mỏ khai thác cát dầu lớn nhất thế giới. Quá trình tạo ra nguyên liệu lỏng từ cát dầu tạo ra gấp 2 đến 4 lần lượng khí nhà kính so với việc sản xuất các sản phẩm dầu truyền thống.
20. Những tàn tích để lại từ hoạt động khai thác cát dầu ở tỉnh Alberta, Canada. Để khai thác tài nguyên này, Canada đã cho loại bỏ một trong những hệ thống sinh thái rừng cánh sinh lớn nhất của mình.
21. Khu rừng già tại Vườn Quốc gia Willamette đã bị cạo trọc chỉ để xây dựng một con đập mới ở bang Oregon (Mỹ).
22. Các đám cháy rừng ngày càng xảy ra thường xuyên với mức độ ngày một dữ dội do Trái Đất đang nóng lên. Ảnh ghi lại sự cố cháy lớn ở bang Arizona, Mỹ.
23. Một người đàn ông làm nghề chăn nuôi không thể chịu được mùi hôi thối của sông Hoàng Hà chảy qua Nội Mông Cổ. Đây chính xác là hậu quả nặng nề do việc gia tăng dân số gây ra.
24. Canada không hề có ý định bảo vệ thiên nhiên chăng? Đây là một khu rừng đã hóa đồi trọc vì sự tàn phá của đất nước này.
25. Những nhà máy đốt rác đang oằn mình thở ra những cột khói đen xì khi lượng rác thải chồng chất đến ngộp thở tại Bangladesh. Hơn 3.500 tấn rác được thải ra mỗi ngày ở thủ đô Dhaka, trong khi có tới một nửa là chưa được tập kết lại.
26. Một cánh đồng dầu ở California (Mỹ) cạn kiệp và xác xơ do sự khai thác tàn nhẫn của con người.
27. Khung cảnh chen lấn đến "ngộp thở, bẹp ruột" tại một cửa hàng điện tử ở Boise, Idaho (Mỹ) trong ngày Black Friday.
Tổng hợp