Báo Thanh Niên dẫn tin từ trang Times of India, những cảm giác như đau nhức, mỏi, tê cứng trên bắp tay sau khi tiêm chủng ngừa Covid-19 đều là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích người tiêm chủng xoa bóp hoặc đè vật nặng tại phần này.
Tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho công nhân, người lao động tại TP.HCM. (Ảnh: Đại Đoàn Kết)
Cụ thể, sau khi vắc xin được đưa vào cơ thể, tại vùng tiêm sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức, mẩn đỏ và cứng khớp xung quanh. Tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày, khiến người tiêm khó cử động cánh tay bình thường. Đây là thời điểm cơ thể "cảm nhận" được vắc xin và xem chúng nhưng một chấn thương nhẹ nên đã gửi các tế bào miễn dịch đến cánh tay và làm giãn mạch máu. Sau đó, các tế bào miễn dịch sẽ phản ứng, gây viêm và tạo ra những hiện tượng mà mọi người thường thấy.
Thông thường, khi xuất hiện chấn thương, bà con sẽ nghĩ đến việc xoa bóp, bôi dầu nóng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc này hoàn toàn không nên thực hiện vì có thể khiến thuốc chảy ngược vào da (do vắc xin được tiêm thông qua đường bên trong cơ, dưới mô da). Đặc biệt, trong vòng vài giờ sau khi tiêm chủng, bà con không nên xoa bóp mạnh hoặc chà xát vật cứng.
Sốt, cánh tay tê nhức hoặc mẩn đỏ,... là một số hiện tượng bình thường sau khi tiêm vắc xin. (Ảnh minh họa: Dân Việt)
Nhằm giảm bớt tình trạng tê mỏi và cứng bắp tay, mọi người có thể sử dụng phương pháp xoa bóp trước khi tiêm chủng. Hành động này giúp cơ được thư giãn và cơ thể cũng tiếp nhận vắc xin hiệu quả nhanh hơn. Ngoài ra, trang tin Times Of India cho biết, nếu người được tiêm chủng cảm thấy tay đau hay cứng khớp thì có thể chườm đá, khăn ấm hoặc tập thể dục nhẹ nhàng (tác động tập trung lên cánh tay). Trong trường hợp cảm giác này vượt quá sức chịu đựng, có thể liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn uống thuốc giảm đau.
Song song đó, một mẹo nhỏ dành cho những người chuẩn bị được tiếp cận vắc xin là chọn tiêm ở cánh tay không thuận để tránh việc nhạy cảm với vết thương.
Từ 3 đến 5 ngày sau khi tiêm, cơ thể con người có thể xảy ra một số hiện tượng lạ. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Liên quan đến vấn đề trên, báo Thanh Niên cũng từng đưa tin về "hiện tượng cánh tay Covid", diễn ra trên người tiêm Moderna hoặc Pfizer. Cụ thể, sau khi tiêm loại vắc xin này, cánh tay sẽ có hiện tượng phát ban đỏ, ngứa dữ dội, sưng tấy,... đây được xem là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch. Điều này thể hiện rằng các tế bào miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với các tế bào cơ nơi đã hấp thụ vắc xin mRNA.
Các chuyên gia cho biết, hiện tượng "cánh tay Covid" có thể diễn ra từ 3 đến 5 ngày và gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, mọi người có thể chườm mát, dùng steroid tại chỗ, sử dụng thuốc giảm đau hoặc kháng histamine dạng uống theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Các loại vắc xin ngừa Covid-19 được cấp phép, đang sử dụng tại Việt Nam. (Ảnh: Reuters)
Sau khi tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 nhưng không xuất hiện tình trạng sốt, đau thì cũng là điều hoàn toàn bình thường.
Chia sẻ vấn đề này với báo Thanh Niên, bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú - Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết các tác dụng phụ cho thấy hệ thống miễn dịch đang phản ứng với vắc xin và chuẩn bị để chống lại virus SARS-CoV-2. Chính vì thế, các tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình hoặc không xuất hiện là điều bình thường bởi mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau. Tuy nhiên, vắc xin có thể bị giảm hiệu quả nếu người tiêm sử dụng chất có cồn. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo không nên uống những sản phẩm tương tự trong 3 ngày trước và sau khi tiêm.
Hiện nay, các tỉnh, thành phố trên cả nước đang nỗ lực "bao phủ" vắc xin ngừa Covid-19 nhằm hướng tới miễn dịch cộng đồng. Bởi vậy, mong rằng với những thông tin trên, bà con sẽ có thêm kiến thức khi phòng dịch và tiếp cận vắc xin.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
DỰ KIẾN ĐẦU NĂM 2022, VIỆT NAM SẼ TỰ CHỦ VACCINE, ĐẠT MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG
Trong ngày 6/9, cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 đã diễn ra. Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế ông Trần Văn Thuấn đã thông tin đến Chính phủ về 3 loại vaccine ngừa Covid-19 do nước ta sản xuất.
Theo đó, ông cho biết, rất có thể đến đầu năm 2022, chúng ta sẽ tự chủ vaccine trong nước. "Rất mong sớm có nhanh nhất vaccine, nhưng đây là sản phẩm đặc biệt không những ảnh hưởng một người mà cả cộng đồng và có thể cả nhiều thế hệ, nên chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, ta nhanh chóng nhưng phải chặt chẽ, an toàn và hiệu quả". - Vị Thứ trưởng này phát biểu.
Như vậy, nếu Nano Covax sớm được cấp phép, Việt Nam sẽ có thể hướng tới miễn dịch cộng đồng nhanh nhất có thể.