Mỗi người đôi khi sẽ cảm thấy không hài lòng về bản thân ở điểm này, điểm kia từ ngoại hình đến tính cách. Điều này là không thể tránh khỏi bởi con người đâu ai hoàn hảo.
Tuy nhiên, nếu cảm giác tự ti về vẻ bề ngoài đến với bạn liên tục thì hãy coi chừng. Rất có thể bạn đang gặp hội chứng mặc cảm ngoại hình - một căn bệnh về tâm lý.
Thông tin về căn bệnh mặc cảm ngoại hình được nhiều trang về y tế đề cập (Ảnh chụp màn hình)
Mặc cảm ngoại hình vì những lời chê bai
Theo trang Mayo Clinic, mặc cảm ngoại hình (BDD - Body Dysmorphic Disorder) là một chứng bệnh tâm lý khiến người mắc luôn cảm thấy âu lo, sợ hãi khi trên cơ thể có những điểm không đẹp như sẹo, dị tật... Không chỉ dừng lại ở đó, ở mức độ nghiêm trọng hơn người bệnh còn tự tìm ra điểm chưa hoàn hảo trên người mình kể cả khi nó không tồn tại. Tại Mỹ, người mắc BDD chiếm khoảng 1% đến 2% dân số, còn ở Anh thì tỷ lệ này là hơn 1%.
Người mắc BDD luôn cố tìm ra điểm không hoàn hảo ở bản thân mình (Ảnh minh họa: Hiệu Ảnh Gờ Nút)
Nguyên nhân của bệnh theo ông Jamie D. Feusner - Giáo sư ngành tâm lý, Viện nghiên cứu não bộ (Mỹ) cho biết các chất dẫn truyền thần kinh trong não bị rối loạn có thể là lý do. Ông Jamie cùng các đồng nghiệp cũng làm nghiên cứu và cho biết bên cạnh yếu tố về khoa học thì môi trường sống, gia đình, bạn bè...cũng có tác động không nhỏ. Bà Minnie Wright, 47 tuổi, cho biết: "Các triệu chứng bắt đầu lộ ra khi tôi chỉ mới 11 tuổi, bạn bè trong trường thường xuyên nói về tôi."
Mặc cảm ngoại hình có thể bắt nguồn từ môi trường sống (Ảnh minh họa: @na.mieoo)
>> Đừng bỏ lỡ: Những nỗi lo thầm kín của đàn ông: Mình là người thứ mấy của cô ấy?
Những tấm hình selfie cũng là nguyên nhân
David Veale - Chuyên gia tư vấn tâm lý tại Bệnh viện North London nhận định rằng những hình ảnh chụp "tự sướng" trên mạng xã hội cũng là nguyên nhân tác động tâm lý giới trẻ. Theo IB Times, trung bình các bạn ở độ tuổi từ 16 đến 25 mất khoảng 16 phút để chụp được một bức hình hoàn hảo. Theo bác sĩ David, việc nhìn thấy những hình ảnh trau chuốt trên mạng xã hội như vậy sẽ vô hình chung tạo ra sức ép đến những bạn trẻ.
Những hình ảnh quá chỉn chu trên mạng xã hội vô tình tạo sức ép đến giới trẻ (Ảnh minh họa: GOTE)
>> Xem nhanh: Nghệ thuật để "bơ đi mà sống", càng đọc càng thấm thía vì ai cũng từng trải qua
Người mắc BDD rất thích soi gương
Cũng theo IB Times, những người mắc BDD ở trường hợp nhẹ có thể dành cả ngày soi gương để "bắt lỗi" bản thân, tuy nhiên họ lại rất sợ các bề mặt phản chiếu ở ngoài đường như nước, kính... Về lâu dài, hội chứng này làm người bệnh đánh mất sự tự tin, ngại giao tiếp và tự cách ly mình với xã hội.
Một số dấu hiệu khác của BDD là thường xuyên so sánh ngoại hình của mình với người khác. Ngoài ra, người bệnh còn thường xuyên xin ý kiến bạn bè về bản thân rồi mong đợi câu trả lời thật tích cực.
Đừng để BDD khiến bạn phải cách ly với xã hội (Ảnh minh họa: Thảo Nguyên)
>> Đừng bỏ lỡ: Khoa học chứng minh: Lảm nhảm một mình mang lại lợi ích không ngờ
Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị BDD hiệu quả 100%. Nếu không may có các dấu hiệu của bệnh, bạn hãy tìm đến các chuyên gia để được hỗ trợ. Bác sĩ sẽ áp dụng nhiều cách như tư vấn, thay đổi nhận thức về ngoại hình cho bệnh nhân...
*Thông tin từ: Mayo Clinic/Viral Thread/IB Times
Đón đọc các tin tức hấp dẫn khác tại YAN nhé!
"SAO CŨNG ĐƯỢC": KIỂU NGƯỜI VÔ TÂM NHƯNG SỐNG KHÁ TÍCH CỰC
Mỗi con người đều có những điểm riêng về tính cách, lối sống, suy nghĩ. Có những người thì rất để ý đến vẻ bề ngoài, thậm chí trở nên tiêu cực vì nó như các bệnh nhân BDD ở trên.
Tuy nhiên, có những người lại khá vô tư, hầu như chẳng bận tâm điều gì. Câu cửa miệng của họ thường là "sao cũng được".
Đôi khi, cách nói này có thể làm người đối diện cảm thấy không thoải mái vì cho rằng mình không được tôn trọng.
Thực ra, những người "sao cũng được" có nhiều nét dễ thương lắm. Họ có thể hơi vô tư, vô tâm nhưng lại là người sống khá tích cực.
Xem thêm TẠI ĐÂY!