Khám phá nguồn gốc tên gọi các thành phố lâu đời ở Châu Á (Phần 2)

20:00 12/09/2014

Bạn chắc chắn sẽ bị "choáng" khi biết tên thật của Bangkok hay Macau đấy.

Macau và Quảng Châu - Trung Quốc

Khám phá nguồn gốc tên gọi các thành phố lâu đời ở Châu Á (phần 2)

Macau là một tỉnh hành chính đặc biệt của Trung Quốc và có rất nhiều tên trong suốt lịch sử, nhưng cái tên Macau có từ khi người Bồ Đào Nha đến đây vào thế kỉ 16. Khi người Bồ Đào Nha hỏi một ngư dân nơi đây là đâu, người ngư dân nói đây là nơi họ thờ phụng nữ thần Mazu (đọc là: ma-chu), người bảo vệ các ngư dân và những người đi biển các vị khách nước ngoài cứ gãi đầu gãi tai một hồi rồi gọi đại là Macau.

Cách Macau không xa là Quảng Châu và nơi này có tên gọi như thế là vì ngày xưa người Bồ Đào Nha gọi nó “Cantao” hoặc “Canto” do nhầm với tỉnh Quảng Đông

Bangkok-Thái Lan

 

Khám phá nguồn gốc tên gọi các thành phố lâu đời ở Châu Á (phần 2)

Bangkok (có nghĩa là “ngôi làng mận hoang”) chỉ là một cái tên để dành cho người nước ngoài gọi. Còn thực ra người dân Thái Lan từ thời xưa đến giờ đa số đều gọi thủ đô của mình bằng tên gọi linh thiên là “Krung Thep” (Nghĩa là “Thành phố của thiên thần”)

Krung Thep là chữ viết tắt của một cái tên siêu dài mà bạn sẽ phải "té ngửa" khi nghe: “Krung Thep Mahanakhon Amon Rattanakosin Mahinthara Ayuthaya Mahadilok Phop Noppharat Ratchathani Burirom Udomratchaniwet Mahasathan Amon Piman Awatan Sathit Sakkathattiya Witsanukam Prasit.”

Nếu dịch ra thì là : “Vùng đất của thiên thần,thành phố của sự trường sinh, ngọc ngà châu báu,thành phố bất bại,vùng đất của cửu Ngọc, thành phố của hoàng gia, Kinh đô của nhân dân, chỗ đứng của ngàn cung diện, miền đất vĩnh hằng của các thiên thần và các linh hồn tái sinh, vùng đất linh thiêng do các chư thiên tối cao tạo nên”.

Nhờ cái tên dài ngoằng này đã được nằm trong danh sách một trong những địa danh có tên dài nhất thế giới.

 Astanay- Kazakhstan

Khám phá nguồn gốc tên gọi các thành phố lâu đời ở Châu Á (phần 2)

Vào năm 1994, lãnh tụ của Kazakhstan, Nurultan Nazarbaev định dời thủ đô từ Almaty về Akmola, Nhưng vì Akmola có nghĩa là “Những tấm bia đá trắng” nghe có vẻ "không được may mắn" và "lọt tai" của Nursultan, nên ông quyết định đổi tên nó thành Astana (có nghĩa là… thủ đô) cho gắn gọn và dễ nhớ. Vậy là chúng ta có một thủ đô tên là "Thủ đô".

Singapore

Khám phá nguồn gốc tên gọi các thành phố lâu đời ở Châu Á (phần 2)

Lịch sử của cái tên Singapore gắn liền với hoàng tử Sang Nila Utama của vương quốc Sumatra. Ban đầu, Singapore chỉ đơn giản được gọi là "Temasek" (nghĩa là: thành phố biển). Tuy nhiên, trong một lần hoàng tử đi săn, ngài đã thấy thấp thoáng một con vật rất kì lạ với đầu đen, cổ trắng và cả thân mình đều màu đỏ cam. Con vật chỉ xuất hiện một lúc rồi nhanh chóng biến mất.

Sau sự kiện trên, hoàng tử bèn hỏi các quan cận thần và họ đoán mò rằng có thể con vật mà ngài thấy là một con sư tử (Singa). Hoàng tử cho đây là một điềm lành và quyết định sẽ đến sinh sống ở thành phố này. Ngài bèn đổi tên nó thành Singapura (Singa nghĩa là sư tử, Pura nghĩa là thành phố), Qua thời gian, dân chúng đọc trại đi thành Singapore.

Điều bất ngờ là tuy mang tên là Đảo quốc Sư tử nhưng ở Singapore hoàn toàn không có sư tử từ trước đến nay. Nhiều người sau này phỏng đoán rằng có thể con vật mà hoàng tử nhìn thấy là một con cọp - loài động vật khá phổ biến ở khu vực này và cũng tương ứng với lời miêu tả của hoàng tử.