Kỳ lạ nghề "nhồi người" lên tàu điện ngầm tại Nhật Bản

17:00 27/03/2020

Sự khó chịu, nóng bức của việc bị nhồi nhét trên các chuyến xe là một trải nghiệm ai cũng ngán ngẩm, thế nhưng, ở Nhật Bản thì đây lại được xem như là chuyện "thường ở huyện". Tại đất nước này, tàu điện ngầm được xem là phương tiện di chuyển chủ yếu.

Cũng bởi thế mà có hàng loạt những câu chuyện "dở khóc dở cười" với người nước khác mà lại nghiêm túc với người Nhật xoay quanh tàu điện ngầm. Một trong số đó phải kể đến nghề "nhồi người" (Oshiya hay còn gọi là pusher).

 
Người Nhật đã quen với việc di chuyển trên những chuyến tàu đông đúc, ngộp người. (Ảnh: mikivj)
Người Nhật đã quen với việc di chuyển trên những chuyến tàu đông đúc, ngộp người. (Ảnh: mikivj)

>>> Xem thêm: Thanh niên bị bắt giữ vì liếm tay rồi bôi trong tàu điện ngầm

Những người thực hiện việc "đẩy khách" mang tên Oshiya

Trên mỗi chuyến tàu đông đúc tại Nhật Bản vào giờ tan tầm đều cần sự hỗ trợ của các nhân viên nhà ga. Những nhân viên này được gọi là “oshiya” hay “pusher”. Họ sẽ mặc đồng phục, đội mũ và đeo găng tay trắng. Nhiệm vụ chính là đẩy hành khách lên tàu sao cho khách không bị nguy hiểm và đảm bảo lịch trình tàu chạy.

 
Người dân Nhật Bản thường sử dụng tàu điện ngầm để di chuyển. (Ảnh: CafeF)
Người dân Nhật Bản thường sử dụng tàu điện ngầm để di chuyển. (Ảnh: CafeF)

 
Các “oshiya” luôn phải đảm bảo rằng không hành khách nào bị trễ công việc của mình. (Ảnh: vietnammoi)
Các “oshiya” luôn phải đảm bảo rằng không hành khách nào bị trễ công việc của mình. (Ảnh: vietnammoi)

>>> Bạn muốn biết: Lại thêm “trai đẹp tàu điện ngầm” “đánh cắp” trái tim chị em phụ nữ

Oshiya và những nguyên tắc đặc biệt

Cũng như những nghề khác, Oshiya cũng có những kỹ năng và nguyên tắc rõ ràng. Điều thứ nhất chính là bắt buộc phải đeo găng tay trắng để hành khách có thể nhìn thấy và phân biệt. Nguyên tắc tiếp theo là khi các nhân viên này thực hiện đẩy người luôn được yêu cầu phải đẩy bằng hai tay để lực đẩy cân bằng hơn. Nguyên tắc luật bất thành văn thứ ba, chính là Oshiya cần phải tránh việc động chạm hành khách và chỉ được chạm vào vai hoặc lưng.

 
Oshiya với trang phục đặc trưng: luôn phải đeo găng tay trắng. (Ảnh: vietnammoi)
Oshiya với trang phục đặc trưng: luôn phải đeo găng tay trắng. (Ảnh: vietnammoi)

 
Các nhân viên đẩy khách bằng hai tay để tránh trường hợp mất đà. (Ảnh: vietnammoi)
Các nhân viên đẩy khách bằng hai tay để tránh trường hợp mất đà. (Ảnh: vietnammoi)

 
Nguyên tắc "bất thành văn": chỉ được chạm vào vai hoặc lưng của hành khách. (Ảnh: vietnammoi)
Nguyên tắc "bất thành văn": chỉ được chạm vào vai hoặc lưng của hành khách. (Ảnh: vietnammoi)

Cuối cùng và cũng là điều quan trọng nhất chính là các Oshiya phải luôn hết sức cẩn trọng việc bị đẩy lên tàu do quá trình chen lấn bị các hành khách xô đẩy. Ngoài ra, nếu như trong quá trình đẩy vẫn còn sót hành khách chưa đặt chân lên tàu, Oshiya phải ra hiệu rằng mình chưa xong, như vậy tàu sẽ đợi thêm cho đến khi ổn định mới chuyển bánh.

 
Hình ảnh "nghẹt thở" tại một ga tàu tại đất nước "Mặt trời mọc". (Ảnh: vietnammoi)
Hình ảnh "nghẹt thở" tại một ga tàu tại đất nước "Mặt trời mọc". (Ảnh: vietnammoi)

>>> Xem thêm: "Tròn mắt" kinh ngạc với hình ảnh tàu điện ngầm lộng lẫy không khác gì cung điện dưới lòng đất

Hiện nay, các cảnh tượng này chỉ còn thấy trong những giờ cao điểm, số lượng hệ thống tàu được tăng lên khiến tình trạng nhồi nhét không còn xảy ra nhiều.

Bạn cảm thấy như thế nào về các Oshiya và nghề nghiệp đặc biệt này? Cùng cập nhật những tin tức mới nhất và hấp dẫn nhất tại YAN mỗi ngày nhé!

TRƯỜNG HỌC, CƠ QUAN TẠI NHẬT SẼ "THA THỨ" BẠN KHI ĐI TRỄ NẾU LÝ DO TỪ PHÍA GA TÀU ĐIỆN NGẦM

Một trong những điều đặc biệt và có lẽ là kì lạ nhất ở Nhật Bản chính là nếu bạn đến trễ vì tàu vào ga chậm hoặc do các oshiya không thể giúp bạn kịp lịch tàu chạy thì đó hoàn toàn không là lỗi của bạn. 

Bởi lẽ trường hợp các oshiya không thể giúp bạn lên đủ trước giờ tàu chạy khiến chuyến đi bị hoãn, nhà ga tại Nhật Bản sẽ lập tức gửi thông báo đến  nơi làm việc của từng hành khách trên tàu để làm bằng chứng cho thấy, các hành khách của họ đến muộn vì tàu trễ giờ. Thậm chí nếu tình trạng này kéo dài lâu hơn thế nữa, chuyến tàu sẽ được lên hẳn bản tin trên các phương tiện truyền thông.

Chắc hẳn có không ít bạn cảm thấy đây thật là một điều tuyệt vời và rất tâm lý. Tuy nhiên, hãy nghĩ lại việc bị nhồi nhét trên tàu, bạn sẽ không còn thấy "vui" như thế nữa đâu.