Chắc hẳn, không phải ai cũng biết ngoài cách chôn thi thể, trên thế giới còn có rất nhiều hình thức xử lí tử thi như ăn thịt người chết, tự ướp xác, róc thịt cho kền kền ăn,… khiến ai chứng kiến cũng không tránh khỏi cảm giác rùng rợn.
Đầm lầy chính là nơi để bảo vệ thi thể người chết tốt nhất vào thời Trung cổ. Những chất hóa học có trong đầm lầy giữ được xác chết gần như nguyên vẹn. (Ảnh Internet)
Từ nghìn năm trước, việc ướp xác để bảo vệ thi thể người chết đã được người Nhật Bản thực hiện. Theo đó, các nhà sư tự ướp xác với mong muốn thân xác mình sẽ còn nguyên vẹn sau khi từ giã cõi trần thế. (Ảnh Internet)
Bộ lạc Fore còn có cách xử lí thi thể của đồng loại kì dị hơn với tập tục ăn thi thể người chết. Khi thực hiện tập tục này, bộ lạc Fore tâm niệm rằng nó sẽ giúp họ hấp thụ được sức sống và sự may mắn từ người đã khuất. Những người trong bộ lạc sẽ cùng nhau chia sẻ từng bộ phận trên cơ thể người chết, nam giới và những người có quyền lực sẽ ăn chân, tay, thân, nội tạng; còn phụ nữ và trẻ em sẽ ăn phần đầu của người chết. (Ảnh Internet)
“Tòa tháp im lặng” là nơi để thi thể người chết của người theo đạo Zoroastrian (Hỏa giáo), một tôn giáo cổ đại sống ở vùng xa xôi hẻo lánh của Iran. Khi trút hơi thở cuối cùng, xác của người chết sẽ được đưa đến đây làm “mồi” cho lũ kền kền. Sau đó, xương người sẽ được phơi trên đỉnh tháp cho tới khi chuyển sang màu trắng và bị đập vụn để trộn với vôi. (Ảnh Internet)
Cũng tương tự như cách mà người theo đạo Zoroastrian làm, người Tây Tạng có tập tục “Thiên táng” (hay còn gọi là Điểu táng) thi thể người chết. Theo đó, người ta sẽ đưa xác chết lên đỉnh núi cao rồi róc thịt, đập vụn xương và cơ để kền kền ăn. (Ảnh Internet)
Ngoài ra, ở Tây Tạng còn có hình thức chôn cất người chết khác đó là “Cây táng”. Đây là cách chôn cất của người Nyingchi và Kangbei dành cho người chết yểu chưa có gia đình. Họ luôn tin rằng đây là cách đưa linh hồn của người chết trẻ lên thiên đường dễ dàng nhất và các linh hồn sẽ không thể trở về bắt những đứa trẻ còn sống trong gia đình đi theo. (Ảnh Internet)
Một công dụng khác của nhựa thông đó là dùng để đông cứng xác chết. Theo đó, nhà giải phẫu học Gunther von Hagens đã dùng nhựa thông để bảo quản thi thể người chết được hiến tặng. Sau đó, ông chia tử thi thành từng phần để bán làm giáo cụ cho môn giải phẫu. (Ảnh Internet)
Cách chế tạo kim cương từ tro cốt của người chết cũng là một hình thức khá độc, lạ. Theo đó, một công ty ở Thụy Sĩ sẽ giúp người thân của người đã khuất lưu giữ tro cốt bằng cách biến nó thành những viên kim cương đủ màu sắc lấp lánh. (Ảnh Internet)