Đây là cách người Nhật sống vô cùng ổn trong những ngôi nhà siêu hẹp

18:28 23/08/2016

Micro home (tạm dịch: vi nhà ở) là xu hướng kiến trúc đang rất thịnh hành tại Nhật Bản.

Dưới bàn tay “phù thủy” của kiến trúc sư tài ba người Nhật – Yasuhiro Yamashita, những mẩu đất hẹp tưởng chừng như vô dụng bất ngờ “mọc lên” những ngôi nhà nhỏ xinh theo phong cách tối giản và không kém phần hiện đại. 

Đây là cách người Nhật sống vô cùng ổn trong những ngôi nhà siêu hẹp

Đây là cách người Nhật sống vô cùng ổn trong những ngôi nhà siêu hẹp


Ảnh: CNN
Ảnh: CNN

Hơn 300 ngôi nhà siêu nhỏ (kyosho jutaku) đã ra đời nhờ tài nghệ của bậc thầy kiến trúc Yamashita với hình dáng hoàn toàn khác nhau. Điểm chung duy nhất giữa những ngôi nhà này là đều được xây dựng trên diện tích… 16m vuông! Được biết, nhu cầu thu hẹp diện tích nhà ở tại Nhật Bản xuất phát từ nguyên nhân khan hiếm đất, giá bất động sản và các loại thuế cao cũng như nguy cơ tiềm tàng của những ngôi nhà cồng kềnh khi thiên tai xảy ra. Bên cạnh những lí do đó thì nhiều người Nhật ngày nay có xu hướng chọn một ngôi nhà nhỏ theo phong cách tối giản để xây dựng tổ ấm. 

Đây là cách người Nhật sống vô cùng ổn trong những ngôi nhà siêu hẹp

Đây là cách người Nhật sống vô cùng ổn trong những ngôi nhà siêu hẹp

Đây là cách người Nhật sống vô cùng ổn trong những ngôi nhà siêu hẹp


Ảnh: CNN
Ảnh: CNN


“Người Nhật có câu ‘tatte hanjo nete ichijo’, có nghĩa là bạn không cần nhiều hơn nửa tấm chiếu tatami để đứng và một tấm nguyên để nằm ngủ. Lối sống này bắt nguồn từ nghệ thuật thiền – nơi người ta giữ vững niềm tin rằng con người không cần gì hơn là vài vật dụng căn bản để sống” – kiến trúc sư Yamashita cho hay. 

Đây là cách người Nhật sống vô cùng ổn trong những ngôi nhà siêu hẹp

Đây là cách người Nhật sống vô cùng ổn trong những ngôi nhà siêu hẹp


Ảnh: CNN
Ảnh: CNN

Theo “bật mí” của kiến trúc sư Yamashita, để xây dựng một ngôi nhà siêu nhỏ nhưng vẫn tiện lợi như nhà thông thường và mang dáng vẻ độc đáo, ông luôn tuân thủ theo 10 nguyên tắc dưới đây: 

Tận dụng sự không hoàn hảo

“Những mảnh đất bất đối xứng thường có giá rẻ hơn bình thường. Nhiệm vụ của người kiến trúc sư là phải tận dụng mảnh đất không hoàn hảo này theo đúng yêu cầu của khách hàng” – ông Yamashita chia sẻ. Như Lucky Drops – một ngôi nhà nằm ở một khu sầm uất của Tokyo, là một ví dụ điển hình. Nó vốn là một mảnh đất thừa không quá đắt đỏ do hình dạng không được đẹp. “Chúng tôi phải hết sức sáng tạo và kết quả thật không tồi tí nào. Trong tiếng Nhật có một câu nói rằng: giọt rượu cuối cùng luôn mang lại may mắn nhiều nhất, và đó là lí do tôi gọi tên tòa nhà là Lucky Drops”. 

Đây là cách người Nhật sống vô cùng ổn trong những ngôi nhà siêu hẹp


 Lucky Drops nằm trên một khu đất méo mó, không đẹp đẽ và được xây dựng với kinh phí khá eo hẹp. Ngôi nhà dài và hẹp này có bề ngang ở nơi rộng nhất cũng chỉ vỏn vẹn 76m, gây khó khăn cho các kiến trúc sư của công ty kiến trúc Atelier Tekuto. (Ảnh: CNN)
 Lucky Drops nằm trên một khu đất méo mó, không đẹp đẽ và được xây dựng với kinh phí khá eo hẹp. Ngôi nhà dài và hẹp này có bề ngang ở nơi rộng nhất cũng chỉ vỏn vẹn 76m, gây khó khăn cho các kiến trúc sư của công ty kiến trúc Atelier Tekuto. (Ảnh: CNN)


Nhưng đổi lại, mảnh đất đa cạnh này lại nằm giao ở hai con đường. Các kĩ sư, kiến trúc sư của Atelier Tekuto đã biến nó thành một không gian cho workshop và nhà riêng với những khung cửa sổ mang ánh sáng tự nhiên vào trong nhà và cân bằng sự riêng tư. (Ảnh: CNN)
Nhưng đổi lại, mảnh đất đa cạnh này lại nằm giao ở hai con đường. Các kĩ sư, kiến trúc sư của Atelier Tekuto đã biến nó thành một không gian cho workshop và nhà riêng với những khung cửa sổ mang ánh sáng tự nhiên vào trong nhà và cân bằng sự riêng tư. (Ảnh: CNN)

Vươn thẳng lên trời

Khi nhìn theo không gian 2 chiều, ngôi nhà trông có vẻ nhỏ, có lẽ là do bề ngang chỉ vỏn vẹn vài mét. Nhưng xét về mặt thể tích thì người ta có thể cơi nới không gian bằng cách xây cao hơn. Nắm bắt yếu tố đó, ông Yamashita đã thiết kế căn nhà tạo cảm giác như càng lên cao, càng mở rộng, biến bầu trời thành một phần của ngôi nhà. Ông còn xây trần nhà cao để người ở không cảm thấy tù túng.


 Ngôi nhà ở Tokyo này có hình dạng khối nhiều mặt để ánh sáng có thể tràn vào phòng khách. (Ảnh: CNN)
 Ngôi nhà ở Tokyo này có hình dạng khối nhiều mặt để ánh sáng có thể tràn vào phòng khách. (Ảnh: CNN)


Còn ngôi nhà mang tên Framing the Sky này được xây dựng trên mảnh đất có hình đa giác. Công trình tập trung vào mối liên kết giữa thiên nhiên và con người bằng cách tạo ra phần mái trong suốt để không gian như mở rộng ra đến bầu trời. (Ảnh: CNN)
Còn ngôi nhà mang tên Framing the Sky này được xây dựng trên mảnh đất có hình đa giác. Công trình tập trung vào mối liên kết giữa thiên nhiên và con người bằng cách tạo ra phần mái trong suốt để không gian như mở rộng ra đến bầu trời. (Ảnh: CNN)

Kết hợp với yếu tố tự nhiên

Thiên nhiên Nhật Bản bao gồm 70% diện tích là núi đồi và 30% là đồng bằng, tạo điều kiện cho người dân trồng lúa gạo và làm nương rẫy. Luôn ưu tiên và thuận theo tự nhiên, người Nhật sáng tạo ra nhiều cách để sống hòa hợp cùng thiên nhiên mặc dù vùng đất này không được tự nhiên ưu ái. “Bạn có thể thấy điều đó qua những ngôi nhà mà chúng tôi thiết kế. Khá nhiều ngôi nhà kết hợp yếu tố thiên nhiên và có cửa sổ rộng để đón nhận lượng ánh sáng lớn vào nhà” – ông Yamashita nói. 


 Ngôi nhà Boundary House là một phương tiện gắn kết chủ nhà với tự nhiên: trần kính thoáng đãng, gỗ tuyết tùng, đá… cùng nhiều khoảng không gian ngoài trời. (Ảnh: CNN)
 Ngôi nhà Boundary House là một phương tiện gắn kết chủ nhà với tự nhiên: trần kính thoáng đãng, gỗ tuyết tùng, đá… cùng nhiều khoảng không gian ngoài trời. (Ảnh: CNN)


 Ngôi nhà Wakka là một sự kết hợp hài hòa giữa cửa hàng và nhà ở. Thiết kế nội thất của Wakka mang nhiều dấu ấn tự nhiên như khu vườn với nhiều hòn đá nhỏ, cửa kéo thông ra không gian bên ngoài. (Ảnh: CNN)
 Ngôi nhà Wakka là một sự kết hợp hài hòa giữa cửa hàng và nhà ở. Thiết kế nội thất của Wakka mang nhiều dấu ấn tự nhiên như khu vườn với nhiều hòn đá nhỏ, cửa kéo thông ra không gian bên ngoài. (Ảnh: CNN)

Nghĩ ra ngoài chiếc hộp 

Về phương châm này, ông Yamashita chia sẻ: “Thay vì dùng những góc vuông thông thường, tôi cắt cạnh ngôi nhà thành góc nhọn, nhờ vậy mà tạo ra được nhiều mặt hơn, nhiều phòng hơn. Và luôn có môt góc hướng thẳng ra bầu trời, cho dù mặt trời đi đến đâu thì ngôi nhà cũng tràn ngập ánh sáng”. 


 Ngôi nhà có tên “cool ngầu” Iron Mask dành cho 5 người ở với mặt tiền có độ cong độc đáo. (Ảnh: CNN)
 Ngôi nhà có tên “cool ngầu” Iron Mask dành cho 5 người ở với mặt tiền có độ cong độc đáo. (Ảnh: CNN)

Đơn sắc 

Theo ông Yamashita, những gì chúng ta thấy quyết định 60% nhận thức của ta về một khoảng không gian nào đó. Thử tưởng tượng rằng bạn ngồi trong một chiếc vỏ trứng với màu sắc và họa tiết giống hệt nhau, bạn sẽ không biết đâu là điểm khởi đầu, đâu là điểm kế thúc, đâu là góc cạnh của nó. Chính nhờ hiệu ứng thị giác ấy mà không gian vô tình được nới rộng ra. Việc sử dụng màu trắng sẽ giúp không gian rộng ra trông thấy, nhưng ông Yamashita lại chuộng sử dụng màu sắc có sẵn của nội thất, vật liệu chứ không cần qua sơn phết. 


 Nội thất màu trắng bên trong ngôi nhà có tên Penguin. (Ảnh: CNN)
 Nội thất màu trắng bên trong ngôi nhà có tên Penguin. (Ảnh: CNN)


Ngoài màu trắng, các kiến trúc sư cũng tận dụng những gam màu tương tự để mở rộng không gian cho những ngôi nhà siêu nhỏ. (Ảnh: CNN)
Ngoài màu trắng, các kiến trúc sư cũng tận dụng những gam màu tương tự để mở rộng không gian cho những ngôi nhà siêu nhỏ. (Ảnh: CNN)

Tận dụng đồ vật có độ phản chiếu 

Một mẹo để đánh lừa thị giác là sử dụng nội thất có độ phản chiếu, bởi chúng phản chiếu được ánh sáng và làm không gian rộng mở thêm. Như ở ngôi nhà Reflection of Mineral, ông Yamashita đã sử dụng thép không gỉ cho khu bếp và nhà tắm để giúp những nơi thường là chật nhất trong một ngôi nhà trông thoáng đãng, rộng rãi hơn. 


Wafers là một ngôi nhà được thiết kế theo phong cách công nghiệp, sử dụng bê tông cốt thép, thép không gỉ và cửa sổ có độ phản chiếu cao. (Ảnh: CNN)
Wafers là một ngôi nhà được thiết kế theo phong cách công nghiệp, sử dụng bê tông cốt thép, thép không gỉ và cửa sổ có độ phản chiếu cao. (Ảnh: CNN)

Nhà kho bí mật 

Con người có xu hướng tích trữ đồ đạc tăng dần theo thời gian. Hiểu được điều đó, vị kiến trúc sư này muốn giấu những món đồ không cần thiết nữa “đi khuất mắt”, vì vậy ông đã xây dựng một căn nhà kho tàng hình ngay bên trong căn nhà. Ông bật mí: “Nếu bạn luôn giữ không gian luôn rộng mở và gọn gàng thì người ngoài khó nhận ra được diện tích thật sự ở bên trong”. 


Trong ngôi nhà M House, mọi thứ đều ngăn nắp và nhờ hệ thống cửa sổ kéo dài từ sàn nhà lên trần nhà đã làm không gian thật sự rộng ra. (Ảnh: CNN)
Trong ngôi nhà M House, mọi thứ đều ngăn nắp và nhờ hệ thống cửa sổ kéo dài từ sàn nhà lên trần nhà đã làm không gian thật sự rộng ra. (Ảnh: CNN)


Chủ nhân của căn nhà Cell Bricks yêu cầu đội ngũ của Atelier Tekuto xây dựng một ngôi nhà thật sự khác biệt. Những chiếc hộp thiếc xếp chồng lên nhau này không chỉ là điểm nhấn kiến trúc mà còn là nhà kho bí mật nữa đấy. (Ảnh: CNN)
Chủ nhân của căn nhà Cell Bricks yêu cầu đội ngũ của Atelier Tekuto xây dựng một ngôi nhà thật sự khác biệt. Những chiếc hộp thiếc xếp chồng lên nhau này không chỉ là điểm nhấn kiến trúc mà còn là nhà kho bí mật nữa đấy. (Ảnh: CNN)

Phải đậm chất “nhà” 

Theo lời ông Yamashita, trong thế kỉ 20, kiến trúc là cụm từ chỉ dành cho những công trình lớn, mang tính công cộng. Các bản thiết kế và tòa nhà được thực hiện nhanh chóng và mang tính thương mại – kể cả nội thất và hình dáng bên ngoài cũng thế. 

“Chúng ta đã từng sống trong kỉ nguyên toàn cầu hóa, nơi mọi người đều cùng muốn một thứ. Nhưng nay, ai cũng muốn tạo ra một cái gì đó mang đậm dấu ấn cá nhân. Đó cũng chính là lúc thiết kế và kiến trúc trở thành một cái gì đó gần gũi và thân thiết – như nhà ở chẳng hạn” – ông Yamashita chia sẻ. 


Đội ngũ Atelier Tekuto chuyên sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ tuyết tùng, gạch đá mài… (Ảnh: CNN)
Đội ngũ Atelier Tekuto chuyên sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ tuyết tùng, gạch đá mài… (Ảnh: CNN)

Không ngừng tạo ra giải pháp mới 

“Tôi dành rất nhiều thời gian cho việc tạo ra vật liệu mới từ những thứ mà người ta cho là đồ bỏ đi. Tôi như là một ông thần rác vậy. Nếu tôi tìm thấy được vật liệu không thường được sử dụng nhưng vẫn hoàn toàn có ích, tôi cảm thấy phấn khích lắm” – kiến trúc sư cho hay. 

Nếu Yamashita không tìm ra được vật liệu phù hợp với kiến trúc ngôi nhà, ông sẽ “phát minh” ra một loại mới. Ví dụ như, có lần, ông không thích loại xi măng thường dùng để xây nhà ở Nhật Bản, thế là ông hợp tác cùng đại học Tokyo để phát minh ra một loại mới. Kết quả là xi măng tái chế Shirasu từ tro núi lửa được ra đời. 

Đây là cách người Nhật sống vô cùng ổn trong những ngôi nhà siêu hẹp


Hai nhà hóa học – chủ sở hữu căn R Torso C, yêu cầu đội ngũ thiết kế xây dựng một ngôi nhà thân thiện với môi trường – và đó là ngôi nhà được xây dựng từ loại xi măng Shirasu mới này. (Ảnh: CNN)
Hai nhà hóa học – chủ sở hữu căn R Torso C, yêu cầu đội ngũ thiết kế xây dựng một ngôi nhà thân thiện với môi trường – và đó là ngôi nhà được xây dựng từ loại xi măng Shirasu mới này. (Ảnh: CNN)

Độc đáo hóa ngôi nhà 

Có một số yếu tố khách quan ảnh hưởng đến những ngôi nhà siêu nhỏ này, như tính chất đất nền, hướng ánh sáng, khu dân cư và cả yêu cầu của khách hàng. Ngôi nhà là một cái gì đó rất riêng tư. Với ngôi nhà Reflection of Mineral, khách hàng mong muốn đó là một thiết kế mạnh mẽ, sắc sảo. Chính vì vậy, ông Yamashita đã chọn vật liệu dựa trên bản thiết kế.

Đây là cách người Nhật sống vô cùng ổn trong những ngôi nhà siêu hẹp


Đội ngũ Atelier Tekuto tiếp cận ngôi nhà Reflection of Mineral với tâm thế thoải mái nhất có thể. Theo yêu cầu khách hàng thì ngôi nhà này phải là một công trình ấn tượng, lại vừa đảm bảo không gian sống thoáng đãng. (Ảnh: CNN)
Đội ngũ Atelier Tekuto tiếp cận ngôi nhà Reflection of Mineral với tâm thế thoải mái nhất có thể. Theo yêu cầu khách hàng thì ngôi nhà này phải là một công trình ấn tượng, lại vừa đảm bảo không gian sống thoáng đãng. (Ảnh: CNN)


Tương tự, chủ của căn Layers mong muốn một căn nhà dành cho nhiều thế hệ sống cùng nhau, có khoảng sân và cầu thang nối. Bằng cách sử dụng vật liệu hỗn hợp, đội ngũ Atelier Tekuto đã xây dựng một ngôi nhà vừa độc đáo vừa tiện dụng. (Ảnh: CNN)
Tương tự, chủ của căn Layers mong muốn một căn nhà dành cho nhiều thế hệ sống cùng nhau, có khoảng sân và cầu thang nối. Bằng cách sử dụng vật liệu hỗn hợp, đội ngũ Atelier Tekuto đã xây dựng một ngôi nhà vừa độc đáo vừa tiện dụng. (Ảnh: CNN)