Indonesia: Thiên thạch lao qua bầu trời phát nổ, gây động đất ở Bali

13:40 31/01/2021

Theo tờ Express của Anh đưa tin hôm 31/1, vụ nổ thiên thạch này xảy ra từ hôm 24/1 và được rất nhiều người dân trên đảo Bali chứng kiến được. Sóng xung kích phát ra lớn đến mức tạo ra động đất, dù nhẹ nhưng vẫn khiến mọi người hoảng sợ.

 
Tin tức về vụ nổ thiên thạch ở Indonesia được đăng tải trên nhiều trang báo. (Ảnh: Chụp màn hình)
Tin tức về vụ nổ thiên thạch ở Indonesia được đăng tải trên nhiều trang báo. (Ảnh: Chụp màn hình)

>> Xem thêm: Thiên thạch rơi trúng nhà, người đàn ông bỗng “đổi đời” sau một đêm

Thiên thạch phát nổ trên bầu trời

Cụ thể, sáng ngày 24/1, người dân tại Buleleng, đảo Bali đã nghe thấy tiếng nổ lớn trên bầu trời, kèm theo đó là vệt sáng dài xẹt qua. Viện Vũ trụ Hàng không Quốc gia Indonesia (LAPAN) sau đó đã xác nhận có một thiên thạch đi vào khí quyển, lao qua bầu trời vào thời điểm này.

 
Đảo Bali là nơi vừa có thiên thạch lao qua. (Ảnh: GEO)
Đảo Bali là nơi vừa có thiên thạch lao qua. (Ảnh: GEO)

LAPAN cho biết, vệt sáng của thiên thạch kéo dài trong khoảng 20 giây. Trạm theo dõi ở thị trấn Singaraja do Cơ quan khí tượng, khí hậu và địa vật lý Indonesia (BMKG) điều hành đã ghi nhận trận động đất nhẹ, mạnh 1,1 độ richter sau khi thiên thạch phát nổ.

Các nhà thiên văn cho rằng, sóng xung kích từ vụ nổ đủ lớn để gây ra dư chấn động đất. Liên đoàn Thiên văn quốc tế đang tiếp nhận các báo cáo để xác định được kích thước cũng như tốc độ lao vào khí quyển của thiên thạch này.

 
Hình ảnh một thiên thạch như quả cầu lửa lao qua bầu trời. (Ảnh: CNN)
Hình ảnh một thiên thạch như quả cầu lửa lao qua bầu trời. (Ảnh: CNN)

>> Đừng bỏ lỡ: Một thiên thạch siêu to sắp bay vào quỹ đạo Trái Đất

Vụ nổ thiên thạch gây động đất 4,4 độ richter ở Nga

Trước vụ nổ thiên thạch này ở Indonesia thì vào năm 2013, nước Nga còn phải hứng chịu vụ nổ kinh hoàng hơn. Hơn 1 nghìn người đã bị thương và hàng nghìn ngôi nhà bị tàn phá khi một khối thiên thạch lao xuống rồi nổ tung trên bầu trời vùng Chelyabinsk.

 
Thiên thạch tạo ra ánh sáng trắng chói đến dị thường tại Nga năm 2013. (Ảnh: Sputnik)
Thiên thạch tạo ra ánh sáng trắng chói đến dị thường tại Nga năm 2013. (Ảnh: Sputnik)

Tốc độ lao của thiên thạch này lên đến 54 nghìn km/h, tức là gấp 44 lần tốc độ âm thanh. Với khối lượng ước tính từ 7,7 nghìn – 10 nghìn tấn, sức công phá của vụ nổ tương đương 20-25 quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.

Xung chấn đã khiến toàn bộ cửa kính trong vùng vỡ nát, hơn 3.700 công trình bị hư hại. Cùng với đó nó còn tạo ra động đất mạnh 4,4 độ richter, gây thiệt hại hàng chục triệu USD.

 
Vệt thiên thạch trên bầu trời Chelyabinsk. (Ảnh: Sputnik)
Vệt thiên thạch trên bầu trời Chelyabinsk. (Ảnh: Sputnik)

>> Có thể bạn quan tâm: Thiên thạch lớn gấp 10 lần sân bóng đá có thể đâm vào Trái Đất

Từ đầu năm 2021, Indonesia đã phải chịu nhiều thiệt hại do lũ lụt, động đất gây ra. Rất may là lần này vụ nổ không gây ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống của người dân trong vùng cũng như không gây ra thương vong gì.

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

THIÊN THẠCH TIỀN TỶ RƠI XUỐNG, DÂN TÌNH RỦ NHAU NHẶT LÀM GIÀU

Cũng là thiên thạch rơi nhưng lần này tại Brazil lại là cơ hội để rất nhiều người dân có thể làm giàu bằng việc nhặt những mảnh vụn vô cùng giá trị.

Những mảnh vụn này rơi xuống từ hôm 19/8/2020 và sau khoảng nửa tháng, đã có ít nhất 200 viên thiên thạch được tìm thấy. Viên to nhất nặng khoảng 40kg với giá trị ước tính hơn 20 nghìn bảng Anh (hơn 600 triệu đồng).

Những người dân trong khu vực cho biết, số tiền bán được từ các mảnh thiên thạch có thể bằng 10 năm thu nhập trung bình của họ. Rất nhiều nhà khoa học sau khi nghe tin cũng ngay lập tức đến nơi có thiên thạch rơi để nhặt hoặc thu mua phục vụ nghiên cứu.

Xem thêm tại đây!