Gần đây, những vụ đột quỵ thường xuyên xảy ra, ở nhiều độ tuổi khác nhau chứ không riêng gì người cao tuổi hay có bệnh lý nền. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì tình huống xấu nhất sẽ xảy đến.
Mới đây, một người đàn ông ở Vĩnh Long đột ngột ngất xỉu khi đang trèo cây hái dừa nhưng may mắn được đưa đi bệnh viện kịp thời.
Leo lên cây hái dừa dễ gặp tai nạn té ngã nếu không cẩn thận. Ảnh: Agriculture.
>>Xem thêm: Người đàn ông 59 tuổi sau khi tắm biển bị đột quỵ não
Đang leo lên cây dừa cao 4 mét, người đàn ông đột ngột ngất xỉu
Theo thông tin từ báo Tiền Phong, ngày 11/9, TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ cho biết đã cấp cứu thành công cho anh N.V.T (55 tuổi, Vĩnh Long) bị đột quỵ khi trèo cây hái dừa.
Người đàn ông đang leo lên cây dừa thì bị đột quỵ. Ảnh minh họa: Tiền Phong.
Được biết, ông T. làm nghề hái dừa nhiều năm nay. Trước đó vào ngày 2/9, khi ông T. đang trèo lên cây dừa cao 4m thì đột ngột ngất xỉu. Phần đầu kẹp giữa 2 tàu dừa, người lơ lửng giữa không trung. Ngay lập tức được người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ.
Bệnh nhân được cấp cứu kịp thời nên đã qua cơn nguy kịch
BS Cường cho biết: "Ông T. được chuyển đến bệnh viện ngày 2/9 trong tình trạng hôn mê sâu, nguy cơ qua khỏi rất cao. Các bác sĩ đã cấp cứu bằng cách can thiệp nội mạch, cấp cứu và đặt coils cầm máu. Hiện sức khỏe ông T. đã tiến triển, có thể mở mắt và sinh hiệu ổn định. Đây là trường hợp hy hữu đột quỵ trên cây đầu tiên được may mắn cứu sống".
Ông T. may mắn đã được cứu sống kịp thời. Ảnh: Tiền Phong.
Được biết, ông T. thuộc hộ gia đình liệt sĩ, hộ nghèo tại địa phương. Gia đình 5 người có mức sống thấp, từ lúc ông T. gặp tai nạn bất ngờ, cuộc sống gia đình ngày càng khó khăn hơn.
Cách nhận biết một người đang đột quỵ
Theo Hiệp hội Đột quỵ quốc gia Mỹ, cách nhận biết đột quỵ nằm trong từ "FAST" (nhanh chóng, kịp thời):
F - Face: mặt: Quan sát gương mặt của nạn nhân, xem có bị méo, liệt cơ mặt, có thể nói cười hay không.
A - Arm: tay: Lúc này, hãy yêu cầu nạn nhân giơ tay lên cao, thử xem tay còn cảm giác không.
S - Speech: nói: Yêu cầu nạn nhân phát âm xem có nói được không, có bị ngọng hay nói lắp gì không.
T - Time: thời gian: Sau khi sơ cứu thì đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Hiện tại, đột quỵ là căn bệnh mà nhiều người sợ gặp nhất. Đột quỵ không chừa bất kì ai và ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Vì thế, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân bởi khi đã bị đột quỵ, tỷ lệ cứu sống khá thấp, hoặc cũng để lại những di chứng vô cùng nguy hiểm.
Xem thêm các bài viết thú vị tại YAN nhé!
Cách sơ cứu người bị đột quỵ ai cũng nên biết vì có lúc cần gấp
- Đặt nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái, trong lúc đó tranh thủ gọi cứu thương, càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không thực hiện các biện pháp dân gian như cạo gió, nặn chanh vào miệng hoặc cho uống thuốc.
- Kiểm tra xem bệnh nhân còn thở hay không, nếu bị tắc đường thở thì hãy dùng tay móc họng để lấy đờm, nước dãi, đồ ăn bị mắc lại. Bởi nếu tắc đường thở trong 4 phút, nguy cơ không qua khỏi khá cao, nếu sống cũng là sống thực vật.
- Kiểm tra xem nạn nhân đột quỵ có bị té ngã gãy tay, gãy chân gì không thì tiến hành cố định bằng nẹp.
Xem thêm thông tin khác TẠI ĐÂY!