Học sinh lớp 12 cầm đầu nhóm lừa đảo trên MXH, chiếm đoạt hơn 10 tỷ

19:20 01/06/2020

Những vụ lừa đảo trên mạng xã hội dường như đã diễn ra vô cùng thường xuyên với số tiền từ vài trăm nghìn đồng cho đến vài chục triệu đồng. Phương thức này thường nhắm vào những người nhẹ dạ cả tin, bị lừa bằng cách nhắn tin vay tiền qua ứng dụng tin nhắn.

Mới đây, mạng xã hội lại tiếp tục xôn xao về một vụ lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên tới hơn 10 tỷ đồng. Vụ việc được cầm đầu bởi một học sinh lớp 12 đã khiến nhiều người vô cùng bất ngờ về mức độ tinh vi của đối tượng.

 
Hình thức lừa đảo qua cổng bình chọn. (Ảnh: VnExpress)
Hình thức lừa đảo qua cổng bình chọn. (Ảnh: VnExpress)

Vụ lừa đảo hơn 10 tỷ đồng bằng hình thức nhờ chuyển khoản

Vào sáng ngày 1/6, Công an tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố vụ án liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài khoản thông qua mạng máy tính. Các bị cáo đều bị truy tố về tội danh Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản tại điều 209 Bộ luật Hình sự 2015.

 
Hành vi lừa đảo qua ứng dụng tin nhắn. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Hành vi lừa đảo qua ứng dụng tin nhắn. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Cụ thể, đối tượng cầm đầu là một nam sinh lớp 12 có khả năng truy cập vào hơn 100 tài khoản Facebook trên mạng xã hội, sau đó sử dụng phương thức nhắn tin để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với số tiền trên 10 tỷ đồng. Bước đầu khai nhận, nhóm người này có tổ chức và những thủ đoạn tinh vi, nhắm đến những người Việt Nam đang sống tại nước ngoài, khó có thể gọi điện để kiểm tra trước khi thực hiện giao dịch.

>> Xem thêm: Thanh Thảo tố Thúy Vinh chiếm đoạt tài sản sau nhiều năm im lặng

Đường dây lừa đảo quy mô lớn

Nhóm người bao gồm bảy đối tượng trong đó P.X.T là đối tượng cầm đầu, hiện đang học lớp 12 và là người nắm giữ vai trò chính trong việc thực hiện hành vi lừa đảo. Sáu đối tượng còn lại đến từ Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đều đã trên 23 tuổi, có nhiệm vụ nhận tiền về tài khoản. 

 
Tang vật thu được của các đối tượng trong nhóm lừa đảo. (Ảnh: Dân Trí)
Tang vật thu được của các đối tượng trong nhóm lừa đảo. (Ảnh: Dân Trí)

Sau khi tiền về tài khoản, P.X.T hưởng 70% tổng số tiền chiếm đoạt, các đối tượng còn lại sẽ được ăn "hoa hồng" từ 5 - 10%. P.X.T tạo các đường link giả mạo ngân hàng, gửi cho nạn nhân để cung cấp thông tin tài khoản và mã OTP thực hiện hành vi chuyển tiền. Bên cạnh đó, chúng còn đánh cắp tài khoản Facebook và thực hiện nhắn tin nhờ chuyển khoản một số người nhẹ dạ. Tính đến nay, nhóm đã sử dụng hơn 14 tài khoản ngân hàng ảo để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

>> Đừng bỏ lỡ: Mẹ Trương Hồ Phương Nga từng kiện con gái vì tội chiếm đoạt tài sản

Bài học dành cho những người sử dụng mạng xã hội

Mặc dù đây là những chiêu thức không hề mới trên mạng xã hội, tuy nhiên người dùng Facebook vẫn mất cảnh giác đối với các đối tượng có thủ đoạn tinh vi. Cụ thể, chúng sẽ xâm nhập vào tài khoản của người quen và nhờ chuyển khoản gấp với số tiền vài trăm nghìn đồng, người dùng mạng xã hội sẽ tin tưởng ngay lập tức và thực hiện giao dịch cho nhóm lừa đảo.

 
Đối tượng tạo đường link giả để lừa người sử dụng bằng một cú click chuột. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Đối tượng tạo đường link giả để lừa người sử dụng bằng một cú click chuột. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Vì vậy, bài học dành cho những người đang sử dụng mạng xã hội là nên cảnh giác đối với bất cứ tin nhắn yêu cầu chuyển tiền nào. Nếu nhận được lời nhờ vả, việc đầu tiên phải làm chính là gọi điện kiểm tra và xác nhận thông tin qua điện thoại. Ngoài ra, những tin nhắn gửi đường link lạ, có nhiều dấu hiệu đáng ngờ cũng không nên click vào, chỉ thực sự đăng nhập vào đường link, website chính thống của ngân hàng.

>> Xem ngay: Nam thanh niên thuê người giả làm chủ nợ đến tận nhà mình đòi tiền

Vụ việc hiện đã được Công an tỉnh Bắc Ninh mở rộng điều tra. Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về hành vi chiếm đoạt tài sản lên đến hơn 10 tỷ đồng của nhóm lừa đảo này? Tiếp tục cập nhật những tin tức đời sống mới nhất tại YAN nhé!

Cảnh báo: Nhắn tin có link chồng/vợ ngoại tình để lừa đảo, lấy tài sản

Nhiều hình thức lừa đảo tinh vi đánh vào tâm lý của vợ/chồng khi phát hiện đối phương ngoại tình đã giúp cho kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ bằng một đường link.

Đối tượng sau khi lấy được tài khoản Facebook sẽ tìm hiểu về các mối quan hệ xung quanh người này và từ đó tung ra chiêu thức lừa đảo phù hợp.

Một số trường hợp bị lừa đảo mua thẻ điện thoại mệnh giá 200.000, 300.000, trường hợp khác bị lừa với thủ đoạn click vào đường link, đăng nhập thông tin tài khoản ngân hàng.

Các hình thức này đều có thể dễ dàng lừa gạt người nhẹ dạ cả tin và khiến cho tài khoản của người bị hại mất trắng một số tiền lớn.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY!

Cùng cập nhật những thông tin mới nhất trên YAN nhé!