Sau loạt lùm xùm liên quan đến cố ca sĩ Phi Nhung, Hồ Văn Cường đã có khoảng thời gian im hơi lặng tiếng, không xuất hiện công khai hay tham gia sự kiện. Song mới đây, quản lý mới của Hồ Văn Cường đã có những lời chia sẻ về tình hình hiện tại của nam ca sĩ khiến nhiều người quan tâm.
Hồ Văn Cường cùng bố mẹ tại nhà riêng của cố ca sĩ Phi Nhung. (Ảnh: Quản lý Phi Nhung)
Chứng bệnh Hồ Văn Cường mắc phải
Trao đổi với Ngoisao.net, người quản lý này cho biết Hồ Văn Cường hiện tại đang bị suy dinh dưỡng. Điều này đã lý giải vì sao trong những hình ảnh trước đó, người ta lại thấy cậu hốc hác, tiều tụy đến vậy.
“Cường quá yếu. 18 tuổi mà chỉ cao 1,56 m, nặng 46 kg, bị suy dinh dưỡng. Sức khỏe tệ nên Cường đang cố gắng tập gym, ăn uống. Hiện gia đình Cường không vội vàng cho bạn đi kiếm tiền. Họ vẫn đang trong thời gian ổn định lại.” - vị quản lý nói.
Hình ảnh chụp lén Hồ Văn Cường gần đây cho thấy cậu khá ốm yếu. (Ảnh: FC Hồ Văn Cường)
>> Xem thêm: Cảm phục sự tận tụy của 9x xinh đẹp dành cho em bé suy dinh dưỡng
Độ tuổi nào cũng có thể bị suy dinh dưỡng
Hiện không rõ nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng sức khỏe này của Hồ Văn Cường nhưng xét trong y học, chứng suy dinh dưỡng ở trẻ vị thành niên (độ tuổi của Hồ Văn Cường) có nhiều lý do gây ra.
Báo Pháp Luật và Bạn Đọc có viết, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên phó viện trưởng Viên Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế chỉ ra, trẻ vị thành niên bị suy dinh dưỡng có thể là hậu quả của suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ. Ngoài ra, trẻ gặp áp lực tâm lý ảnh hưởng đến ăn uống và quá trình trao đổi chất cũng dễ gặp chứng bệnh này.
Người trưởng thành cũng có thể bị chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng. (Ảnh minh họa: Sohu)
“Trong giai đoạn phát triển trẻ gặp những vấn đề tiêu cực khiến trẻ bị stress, suy nghĩ nhiều dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán ăn, bỏ ăn… Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị thấp còi, suy dinh dưỡng." – PGS.TS Lâm cho biết.
Mặt khác, trang tin của Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch khẳng định, suy dinh dưỡng là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Với trẻ dưới 2 tuổi, nguyên nhân bị suy dinh dưỡng có thể do chế độ ăn uống thiếu chất và cách nuôi dưỡng không khoa học của phụ huynh. Về lâu dài, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng mãn tính và không thể phát triển khỏe mạnh.
Người trưởng thành cũng hoàn toàn có khả năng mắc suy dinh dưỡng. Có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng thường thấy nhất vẫn là do mất cảm giác thèm ăn, gan yếu, mắc bệnh tiêu hóa hay gặp áp lực về tinh thần…
Áp lực tinh thần là một trong những nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng. (Ảnh minh họa: Kentama)
>> Đừng bỏ lỡ: Những thực phẩm tự nhiên giàu năng lượng
Kế hoạch chăm sóc cho người bị suy dinh dưỡng
Sau khi xác định được nguyên nhân dẫn đến bị suy dinh dưỡng cần tùy vào đối tượng để lên kế hoạch chăm sóc cụ thể với mục tiêu sức khỏe.
Về cơ bản, việc thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các chất từ vitamin, khoáng chất, protein, chất béo, carbohydrate là điều cần thiết. Trong trường hợp không nạp được chất dinh dưỡng qua thực phẩm thông thường thì có thể sử dụng thuốc uống hoặc thực phẩm chức năng để bổ trợ.
Điều chỉnh bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh. (Ảnh: Pinterest)
Bên cạnh đó, việc giữ một tinh thần thoải mái để trở nên vui vẻ cũng sẽ có ích hơn và giúp việc ăn uống trở nên ngon miệng hơn. Thường xuyên tập thể dục cũng là biện pháp để cơ thể hấp thụ năng lượng và chất dinh dưỡng tốt hơn, từ đó việc điều trị chứng suy dinh dưỡng cũng hiệu quả hơn.
Suy dinh dưỡng không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm song nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cơ thể người mắc. Vì vậy hãy chú ý hơn đến sức khỏe của mình và người thân nhé.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
BIỂU HIỆN THƯỜNG THẤY KHI TRẺ BỊ SUY DINH DƯỠNG
Suy dinh dưỡng ở trẻ là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Những biểu hiện sau đây có thể cảnh báo trước cho bố mẹ rằng con em mình đang mắc chứng bệnh này.
- Trẻ có biểu hiện mất ngủ, tóc rụng nhiều và rối loạn tiêu hóa thường xuyên.
- Bé biếng ăn, không tăng cân trong vòng 2 tháng và cơ thể luôn trong trạng thái ốm yếu, mệt mỏi.
- Trẻ bị sụt cân nhanh chóng và không thể kiểm soát.
Ngoài ra, có những trường hợp trẻ bị thừa cân nhưng vẫn bị xếp vào diện suy dinh dưỡng do bố mẹ không cân bằng được chế độ ăn hàng ngày dẫn đến việc con hấp thụ quá nhiều chất gây béo phì, trong khi các vi chất khác như vitamin, canxi… lại không có. Điều này có thể khiến các bé mắc một số bệnh như cao huyết áp, suy tim, loãng xương…