Với cách đối xử với môi trường như thế này, liệu chúng ta có thể giữ được mái nhà chung trong bao lâu?
Từ sự cố tràn dầu đến các bãi chôn rác thải, con người càng tìm cách mang lại cuộc sống “tốt đẹp” cho bản thân thì càng gây tác động xấu đến môi trường, dẫn đến không ít thảm họa tự nhiên, sự nóng lên toàn cầu và thay đổi khí hậu.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm đang trở thành kẻ giết người số 1, ảnh hưởng đến hơn 100 triệu người trên toàn thế giới. Chưa dừng lại ở đó, hơn 1 triệu chim biển và 100 triệu động vật có vú đang chết dần chết mòn vì ô nhiễm mỗi năm.
Rõ ràng thay đổi là cần thiết, nhưng điều gì có thể đủ mạnh mẽ để truyền cảm hứng cho mỗi người hạn chế lượng khí thải và rác thải ra môi trường? Có thể những bức ảnh phơi bày sự thật về những gì đang xảy ra trên toàn cầu dưới đây sẽ thức tỉnh chúng ta phần nào.
Một chú rùa biển với cơ thể bị biến dạng do mắc vào tấm nhựa.
Chú gấu koala ngơ ngác vì bị mất nhà do cháy rừng.
Cũng bị mắc trong một tấm nhựa, chú rùa này mang hình dáng dị dạng đến đáng thương.
Một chú chim khắc khoải trong đám dầu tràn.
Tương lai của con người rồi sẽ như thế này?
Hình ảnh chú chim kẹt trong một chiếc túi ni-lông có thể thức tỉnh chúng ta được điều gì?
Rõ ràng, chú hải cẩu này không hề an toàn ngay cả trong môi trường sống của mình.
Những chú chim cánh cụt lấm lem dầu tràn.
Lặn trong biển… rác ở quần đảo Java, Indonesia. Mỗi buổi sáng, cậu bé này đều ngụp lặn để tìm rác nhựa có thể tái chế để bán lại, lấy tiền nuôi gia đình.
Mũi miệng của một chú hải cẩu bị mắc vào hộp nhựa.
Còn gì đáng phẫn nộ và đau lòng hơn hình ảnh này?
Bơi trong vùng nước bị ô nhiễm ở Ấn Độ.
Ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), có người vẫn phải chấp nhận uống nước bẩn.
Dân số Mexico City đã chạm mốc 20 triệu người.
Số lượng rùa trên thế giới đang giảm dần do chất thải hóa học.
Cảnh quan Bangladesh được “điểm tô” bởi… rác.
Thiên nga trắng dùng rác nhựa để xây tổ.
Ánh ảnh chú ếch ngụp lặn trong nước bị ô nhiễm nặng.
Từ bao giờ mà chai nhựa trở thành nhà của những chú cua?
Bao ni-lông nổi lềnh bềnh trên biển Philippines.
Phao câu cá mắc trong miệng một chú gấu trúc Mỹ.
Dòng sông rác ở “thiên đường biển đảo” Bali. Khi mưa xuống, dòng sông rác này sẽ đổ thẳng ra biển.
Trong tương lai, con người rồi cũng sẽ tắm nắng trong đống rác như chú mèo này?
Một con sông ở ngoại ô thành phố Mumbai.
Giữa thành phố New Delhi, Ấn Độ là một cảnh tượng đáng buồn như thế.
Rác đổ ra biển ở sông Mekong, Lào.
Bắc Kinh trong biển sương ô nhiễm.
Một thay đổi nhỏ ngày hôm nay có thể có tác dụng lâu dài về sau. Hãy nhặt một mẩu rác nằm chỏng chơ trên mặt đất và cho nó vào nơi nó vốn dĩ thuộc về, bắt đầu một chương trình tái chế rác thải ngay khu bạn sống, hoặc truyền cảm hứng cho nhiều người khác cùng giữ sạch sẽ môi trường sống xung quanh… Nếu chúng ta ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ mái nhà chung và hành động ngay từ bây giờ, sẽ không có gì là quá muộn!