Những đốm hay vệt trắng trên móng rất phổ biến và chúng báo hiệu tình trạng khác nhau nhưng nhìn chung đều là lời cảnh báo cơ thể đang không hề khỏe mạnh.
Đến một giai đoạn nào đó trong cuộc đời bạn sẽ nhìn thấy trên móng mình xuất hiện 1-2 đốm trắng hoặc những vệt trắng thường được gọi là "hạt gạo" và chỉ nghĩ đơn giản là do mình thiếu canxi. Tuy nhiên đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy cơ thể bạn đang thiếu chất.
Sau đây là một số nguyên nhân khiến "hạt gạo" xuất hiện trên móng bạn và những biện pháp thích hợp để loại bỏ chúng.
1. Tổn thương móng
"Hạt gạo" xuất hiện trên móng có thể do bạn đã bị tổn thương từ trước đó khá lâu. (Ảnh: Internet)
Các vệt hay đốm trắng trên móng được gọi là leuconychia, hay "hạt gạo". Chúng có thể xuất hiện do gốc móng bị tổn thương. Tuy nhiên phải thời gian sau đó bạn mới thấy được.
Các nguyên nhân gây tổn thương móng có thể là do bạn đập móng vào cửa, vào mặt bàn hay đập búa trúng... Ngoài ra, việc làm móng thường xuyên cũng có thể gây tổn thương móng.
2. Dị ứng
Dị ứng với hóa chất trong các mĩ phẩm làm đẹp móng cũng khiến "hạt gạo" nổi lên. (Ảnh: Internet)
Nước sơn móng, nước làm cứng móng hay thậm chí cả nước rửa móng cũng có thể gây dị ứng khiến các "hạt gạo" hiện lên.
Hơn thế, việc đắp móng bột cũng có thể gây tổn thương cho gốc móng.
3. Thiếu hụt kẽm
Việc thiếu kẽm, một kim loại vẫn luôn tồn tại trong cơ thể, cũng có thể gây ra những đốm hay vệt trắng trên móng. (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên bạn có thể xử lí tình trạng này bằng một chế độ ăn phù hợp như dùng thêm hàu, đậu đút lò, sữa chua, cua, bắp bò, thịt vai heo, rau bina, các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám.
4. Thiếu chất đạm
Những vệt ngang màu trắng được gọi là vệt Muehrcke. (Ảnh: Internet)
Nếu cơ thể bạn thiếu chất đạm, lớp mô ở đế móng sẽ nổi lên những vệt trắng nằm ngang, được gọi là Muehrcke. Vì nằm trên mô nên những vệt này sẽ không biến mất ngay cả khi móng bạn đã mọc dài ra.
Tuy nhiên có những trường hợp rất hiếm mà các vệt ngang này báo hiệu vấn đề nghiêm trọng về gan. Do đó để kiểm tra xem đây có phải là những vệt Muehrcke không, bạn hãy ấn lên bề mặt móng, nếu những vệt này biến mất thì bạn có thể yên tâm là gan mình vẫn ổn.
Để xóa đi những vệt trắng này, bạn hãy áp dụng chế độ ăn giàu đạm như gà tây, cá hồi, cá ngừ, thịt lưng heo, thịt nạc bò, đậu hũ, các loại đậu, sữa chua, sữa đậu nành, các loại hạt.
5. Thiếu canxi
Nhiều người vẫn tin nguyên nhân phổ biến nhất gây đốm móng là do thiếu canxi. (Ảnh: Internet)
Vì trên thị trường có rất nhiều sản phẩm làm cứng móng chứa canxi nên đa số mọi người vẫn tin rằng "hạt gạo" xuất hiện là do thiếu canxi gây ra.
Để bổ sung đủ canxi cho cơ thể, bạn có thể uống thuốc, uống nước cam hoặc dùng các thực phẩm tăng cường canxi.
6. Nấm móng bề mặt
Nấm móng không chỉ khiến "hạt gạo" xuất hiện mà để lâu dài còn khiến móng của bạn bị hư hại nghiêm trọng. (Ảnh: Internet)
Các vệt trắng trên móng có thể do nấm gây ra. Ban đầu chúng xuất hiện trên móng, sau đó lan dần ra lớp mô ở đế móng. Móng sẽ trở nên dễ bị bong, gãy rồi sau đó dày hơn và bị nứt ra.
Để điều trị bệnh này bạn có thể dùng thuốc uống kết hợp với thuốc bôi, bạn sẽ thấy hiệu quả sau 3 tháng. Tuy nhiên thuốc bôi có thể không thấm sâu được đến tận lớp mô ở đế móng.
7. Các bệnh lí nghiêm trọng
Một số bệnh nghiêm trọng có thể biểu hiện ra ngoài bằng những đốm trắng trên móng. Do đó nếu thấy móng đổi màu khác lạ thì bạn nên sớm đi khám để tránh bệnh trở nặng. Sau đây là những bệnh cần phải được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt:
- Bệnh gan, như viêm gan hay xơ gan.
Móng trở nên trắng toàn bộ vì bệnh thận. (Ảnh: Internet)
- Bệnh thận. Trong trường hợp này móng có thể ngả màu hồng và trắng.
- Bệnh thiếu máu, cũng là một biểu hiện của việc thiếu hụt chất sắt. Bạn nên ăn các món chứa nhiều sắt như các loại rau lá xanh và thịt và tránh các chế phẩm từ sữa.
Móng lòng thuyền. (Ảnh: Internet)
- Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể bị chứng móng lòng thuyền, tức là móng lõm xuống dưới.