Hành trình kỳ diệu của cô gái khiếm khuyết theo đuổi ước mơ Đại học

08:45 09/06/2022

Không được sinh ra với một cơ thể hoàn hảo như bao người khác nhưng luôn mang trong mình những ước mơ, hoài bão lớn lao mang tên Đại học. Có những bạn trẻ bằng nghị lực và khát khao đã vượt lên số phận, trở thành sinh viên Đại học và chứng minh cho tất cả mọi người thấy rằng: Cánh cổng tri thức, cánh cổng đại học sẽ mở ra với tất cả mọi người, dù cho họ là ai.

Trong chương trình Việc tử tế, cô Đinh Thị Thu Hảo (Phú Thọ), mẹ của em Nguyễn Mai Anh cho biết, tuy sinh non nhưng lúc sinh ra Mai Anh vẫn giống như những đứa trẻ bình thường khác. Được 13 tháng tuổi Mai Anh chỉ biết bò, lúc này bác sĩ mới chẩn đoán rằng em có phần “đặc biệt” hơn bao đứa trẻ khác. 

 
Hai chị em Mai Anh và Trúc Anh thuở còn bé. (Ảnh: Chụp màn hình VTV)
Hai chị em Mai Anh và Trúc Anh thuở còn bé. (Ảnh: Chụp màn hình VTV)

Thời điểm đó, kiến thức căn bệnh về não của Mai Anh ở người dân vẫn còn rất ít ỏi. Cô Hảo bắt đầu nhận về những lời gièm pha, cho rằng cha mẹ phải "ăn ở" như thế nào thì đời con sinh ra mới vậy. Thương con, thương mình nhưng không thể làm gì được, cô chỉ có thể đau đớn lau nước mắt và đưa con đi trị liệu. 

 
Cô Hảo luôn là hậu phương vững chắc phía sau Mai Anh. (Ảnh: Chụp màn hình VTV)
Cô Hảo luôn là hậu phương vững chắc phía sau Mai Anh. (Ảnh: Chụp màn hình VTV)

Ngay từ khi bắt đầu có nhận thức, Mai Anh cũng phải hứng chịu những ánh mắt kì thị, không thiện cảm của người ngoài về cơ thể của em. Thường xuyên nghe được những lời so sánh với cô em sinh đôi Trúc Anh không chỉ khiến Mai Anh tổn thương mà cả Trúc Anh cũng buồn bã không kém.

"Cái điều tàn nhẫn nhất với một cặp sinh đôi đấy là khi so sánh hai chị em với nhau. Em thì may mắn có được một cơ thể và trí tuệ lành lặn thế nên khi đi cùng chị, mọi người thường sẽ so sánh là: Ôi con em mày rõ nhanh nhẹn mà chị lại chậm như thế. Thế này thì chỉ có học trường nghề thôi", Trúc Anh nghẹn ngào trải lòng.

 
Trúc Anh rưng rưng khi nhắc đến chị. (Ảnh: Chụp màn hình VTV)
Trúc Anh rưng rưng khi nhắc đến chị. (Ảnh: Chụp màn hình VTV)

 
Hai chị em Mai Anh và Trúc Anh rất yêu thương và luôn sát cánh bên nhau. (Ảnh: Chụp màn hình VTV)
Hai chị em Mai Anh và Trúc Anh rất yêu thương và luôn sát cánh bên nhau. (Ảnh: Chụp màn hình VTV)

Cơ thể bị co cứng, không thể di chuyển bình thường. Đôi chân chỉ muốn dừng lại, nhưng những ước mơ, khao khát về một tương lai tươi sáng thôi thúc Mai Anh tiến về phía trước. Năm 2016, Mai Anh xuất sắc đỗ vào trường Chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) với số điểm cao.

Trải qua 15 năm, gia đình luôn ở bên cạnh, động viên và đưa Mai Anh đi tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, những đồng lương ít ỏi của hai vợ chồng làm nghề giáo không đủ tiền mua sữa cho con, lại cộng thêm khoản điều trị phục hồi chức năng cho Mai Anh khiến gia đình em càng thêm “chật vật”. 

Khó khăn là vậy nhưng Mai Anh và mẹ chưa bao giờ từ bỏ. Không phụ lòng của gia đình, Mai Anh sau nhiều năm phải ngồi một chỗ, cuối cùng em cũng đã có thể tự bước đi trên đôi chân của mình.

 
Dù gặp nhiều khó khăn nhưng Mai Anh đã có thể tự bước đi bằng đôi chân của mình. (Ảnh: Chụp màn hình VTV)
Dù gặp nhiều khó khăn nhưng Mai Anh đã có thể tự bước đi bằng đôi chân của mình. (Ảnh: Chụp màn hình VTV)

Nhờ sự nỗ lực vượt qua hành trình gian nan cùng tình yêu vô bờ bến của gia đình, Mai Anh nay đã trở thành một cô gái xinh đẹp tràn đầy tự tin và năng lượng. Năm 2019, Mai Anh khẳng định bản thân mình với những người đã dùng lời nói tổn thương em bằng cách thi đỗ Trường Đại học Luật với số điểm là 26,5. Đây là thành quả xứng đáng cho mọi cố gắng và nỗ lực của Mai Anh trong suốt thời gian vừa qua.

 
Cánh cổng trường Đại học đã mở ra đầy tự hào với cô gái “đặc biệt”. (Ảnh: Chụp màn hình VTV)
Cánh cổng trường Đại học đã mở ra đầy tự hào với cô gái “đặc biệt”. (Ảnh: Chụp màn hình VTV)

Chia sẻ về hành trình đi tìm ước mơ mang đến công bằng cho người yếu thế, cô bạn tâm sự: “Em mong muốn là mình sẽ trở thành một luật sư có kiến thức phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt là lĩnh vực luật liên quan đến người khuyết tật, người yếu thế, để bảo vệ chính mình và những người khác”.

 
Mai Anh hiện đang là sinh viên năm cuối của trường Đại học Luật Hà Nội. (Ảnh: Chụp màn hình VTV)
Mai Anh hiện đang là sinh viên năm cuối của trường Đại học Luật Hà Nội. (Ảnh: Chụp màn hình VTV)

Giống với Mai Anh, chàng trai Phan Thanh Tùng cũng mang trong mình những khiếm khuyết về cơ thể. Sau khi đỗ Đại học, anh đã xuất sắc trở thành một trong số những sinh viên của lớp tài năng.

Người bình thường nỗ lực một thì người khiếm khuyết phải hơn rất nhiều lần. Đối với những người bình thường vào học lớp tài năng đã khó, thế mà Thanh Tùng vẫn cố gắng vượt lên số phận để khiến ai cũng nể phục.

Trong suốt 4 năm Đại học, Tùng giành được rất nhiều giải thưởng cũng như thành tựu xứng đáng. Giải thưởng cao nhất mà Thanh Tùng đã đạt được là huy chương vàng cuộc thi ACM/ICPC của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông.

Bằng ý chí và nghị lực phi thường của mình, chàng trai năm nào bị bạn bè trêu đùa nay đã trở thành một lập trình viên phát triển ứng dụng trên hệ điều hành IOS với mức lương khủng, trung bình giao động khoảng 120 - 180 triệu/1 tháng. 

 
Tùng là cựu sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. (Ảnh: Chụp màn hình VTV)
Tùng là cựu sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. (Ảnh: Chụp màn hình VTV)

Nhiều người nghĩ rằng người "đặc biệt" không cần phải chăm bẵm hàng ngày đã là tốt lắm rồi. Nhưng mà đối với bản thân mình thì mình nghĩ rằng người "đặc biệt" còn có thể làm được nhiều điều lớn lao hơn nữa”, Thanh Tùng chia sẻ trong buổi thuyết giảng với các bạn sinh viên PTIT.

Hành trình theo đuổi ước mơ của Mai Anh và Thanh Tùng đã truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ nói chung và những bệnh nhân không may mắn nói riêng. Dù mang trong mình những khuyết điểm thì vẫn hãy luôn cố gắng, nỗ lực phát triển bản thân từng ngày để “thắp sáng” nên chính cuộc đời mỗi chúng ta. 

Bạn nghĩ sao về câu chuyện ý nghĩa của hai bạn trẻ “đặc biệt” này, hãy bình luận ngay bên dưới để chúng tôi cùng biết nhé.

Cập nhật những thông tin hấp dẫn tại YAN!

Câu chuyện của những bạn trẻ đầy nghị lực kể trên có lẽ là điều khiến cho xã hội cần phải suy ngẫm, cần phải thay đổi những quan điểm về người khuyết tật. Bởi hơn ai hết, họ chính là những người cần được yêu thương, bù đắp cho những khuyết thiếu về mặt tâm hồn và thể xác, để họ cũng có những cơ hội được vươn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Xem thêm những tin tức liên quan tại đây