Hải Dương: Chủ quan với vết cắn của chó nhà, một người không qua khỏi

13:00 29/10/2020

Chó cưng vẫn luôn là động vật trung thành, thân thiện và đáng yêu với con người. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta có thể chủ quan trong lúc chơi đùa với chúng, nhất là khi bị cắn hoặc cào.

Mới đây, sự việc 3 người bị chó nhà cắn, trong đó 1 trường hợp không qua khỏi và 2 người phải theo dõi tại bệnh viện tuyến trên đã tiếp tục đưa ra lời cảnh tỉnh tới những người có tâm lý chủ quan như vậy.

 
2 người còn lại đã đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để được theo dõi. (Ảnh: Đời Sống & Pháp Luật)
2 người còn lại đã đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để được theo dõi. (Ảnh: Đời Sống & Pháp Luật)

>> Xem nhanh: Người thứ 6 tại Đắk Lắk qua đời do bệnh dại

Chủ quan vì chó nhà cắn, một người không qua khỏi

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Hải Dương, vừa qua, tại tỉnh này đã có 1 trường hợp mất vì bệnh dại. Qua điều tra, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương cho biết gia đình này có mua chó của họ hàng về nuôi vào ngày 20/6. Tới tháng 9, có 3 người đã bị con chó này cắn vào ngày 5/9 và 6/9. 3 người này có nạn nhân và con trai cùng 1 người bạn.

 
Nếu chó mất trong thời gian theo dõi, người bị cắn phải đi tiêm phòng dại ngay. (Ảnh minh họa: Báo Chính Phủ)
Nếu chó mất trong thời gian theo dõi, người bị cắn phải đi tiêm phòng dại ngay. (Ảnh minh họa: Báo Chính Phủ)

Sau đó, đến ngày 7/9 thì con chó này đã qua đời. Mặc dù vậy, cả 3 người bị cắn đều chủ quan, không đi tiêm phòng. Đến ngày 17/10 vừa qua, một người xuất hiện triệu chứng đau đầu, mệt mỏi và đi khám tại bệnh viện tư nhân. Tới ngày 21/10, người này được chuyển tới Bệnh viện Tâm thần Hải Dương rồi tiếp tục chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương trong tình trạng bệnh tình ngày càng nặng hơn.

Bệnh nhân đã hôn mê và phải thở máy khi tới khoa Hồi sức cấp cứu. Tới ngày 22/10, gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà và người này đã không qua khỏi. Kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho thấy bệnh nhân dương tính với virus dại. Ngay sau đó, 2 người còn lại được tư vấn lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để theo dõi sức khỏe.

 
Vết cắn của chó rất nguy hiểm. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Vết cắn của chó rất nguy hiểm. (Ảnh minh họa: Pinterest)

>> Xem thêm: Thêm một người ở Đắk Lắk không qua khỏi do mắc bệnh dại

Những việc cần làm ngay khi bị chó cắn

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy cơ khiến bệnh nhân không qua khỏi là rất cao. Nếu đã phát bệnh thì tỉ lệ tử vong là 100%, do đó chúng ta không thể chủ quan khi bị chó cắn, dù đó có là chó nuôi trong nhà đi nữa. Ngoài việc thực hiện tiêm phòng dại đều đặn mỗi năm cho thú cưng, nếu không may bị chó cắn, cào thì cần phải nhanh chóng làm những việc sau:

- Rửa dội vết thương bằng nước sạch và xà phòng trong khoảng 10-15 phút. Nếu có cồn, rượu 70% hoặc thuốc sát khuẩn để rửa vết thương thì càng tốt. Có thể sử dụng chúng để đổ trực tiếp lên vết thương.

- Nếu chảy máu nhiều, cần dùng băng gạc y tế cầm máu ngay. Trong trường hợp không thể cầm máu, phải nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ quan y tế.

- Nếu là chó nhà, xác định xem chó đã được tiêm phòng dại theo đúng quy định chưa và theo dõi chó trong 15 ngày. Nếu qua 15 ngày mà chó còn sống thì không cần tiêm phòng. Nếu là chó lạ, cần đi tiêm vaccine phòng dại để đảm bảo an toàn.

- Vaccine phòng bệnh dại hiện nay đã được cải tiến và không gây tác dụng phụ ảnh hưởng gì tới thần kinh.

 
Dù là vết thương nhỏ cũng phải rửa thật kĩ để sát trùng. (Ảnh minh họa: The Asian Parents)
Dù là vết thương nhỏ cũng phải rửa thật kĩ để sát trùng. (Ảnh minh họa: The Asian Parents)

>> Đừng bỏ lỡ: Qua đời sau 1 tháng vì chủ quan với vết chó cắn

Các biểu hiện xác định chó dại

Chó dại thường sẽ thay đổi thói quen, hành vi thông thường của chúng. Bởi vậy, thông qua quan sát, chúng ta có thể xác định được chúng có mắc bệnh dại hay không.

- Chó thích cắn, thường xuyên cắn dù không hề bị trêu chọc hoặc chạy khi không có lý do rõ ràng. Thích ăn những thứ lạ như móng tay, gậy...

- Tiếng sủa thay đổi, hay gầm gừ. Tiết nhiều nước bọt, sùi bọt mép.

- Sợ nước, sợ ánh sáng, có thể hay đi vòng tròn.

 
Việc tiêm phòng cho chó là rất cần thiết. (Ảnh: Thông Tấn Xã Việt Nam)
Việc tiêm phòng cho chó là rất cần thiết. (Ảnh: Thông Tấn Xã Việt Nam)

Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, bởi vậy việc tiêm phòng cho chó là rất quan trọng. Nếu đã bị cắn, dù đó là chó nhà thì cũng phải theo dõi để không bỏ lỡ thời gian tiêm phòng phù hợp.

ĐỂ CHÓ NHÀ CẮN NGƯỜI KHÁC THÌ CHỦ SẼ PHẢI BỒI THƯỜNG

Như trường hợp nói trên, chú chó nhà nạn nhân đã cắn 1 người bạn. Theo quy định của điều 625 về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thì người chủ vật nuôi sẽ phải chi trả nếu vật nuôi của mình gây thiệt hại cho người khác.

Trong trường hợp thú cưng được nuôi trong nhà mà thả rông, tự cắn theo tập quán, gây thiệt hại thì chủ nuôi cũng phải bồi thường nhưng không được trái pháp luật, đạo đức.

Nếu do bên thứ ba tác động khiến vật nuôi gây thiệt hại cho người khác thì bên thứ  ba phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp người bị cắn lẻn vào nhà, tự trêu chọc vật nuôi, khiêu khích vật nuôi thì người chủ không phải bồi thường.

Xem thêm TẠI ĐÂY!