Hà Nội: Sập bẫy đa cấp, chục hộ dân khổ sở vì nhà đứng tên người khác

19:15 29/08/2020

Vào giữa năm 2015, hàng trăm khách hàng, chủ yếu là người già đã bị thu hút bởi lời kêu gọi vốn từ một công ty đa cấp có chi nhánh tại Long Biên (Hà Nội). Để "dụ" người dân góp vốn vào các sản phẩm dưỡng sinh như "thần dược" của mình, công ty này đã móc nối người dân đi vay tiền với lãi suất thấp.

Nhiều nạn nhân vì thế đã thế chấp nhà, thậm chí làm giấy tạm thời chuyển nhượng nhà có kỳ hạn từ 3-5 năm. Đến nay, nhiều hộ dân ở khu vực Long Biên (Hà Nội) đã phải khốn khổ khi lâm vào bước đường cùng vì sập bẫy đa cấp.

       
Con giàu thế mà sao giấu bố mẹ hả con? (Ảnh: Minh họa)
Nhiều người cả tin vào những lời kêu gọi của công ty đa cấp. (Ảnh: luatvietphong)

>>> Đọc ngay: CĐM "chặt chém" không thương tiếc cái kết cho nhóm thanh niên đa cấp hô hào kiếm 100 nghìn đô la

Bất an vì nhà bị người khác đứng tên

Sau khi "dụ dỗ" nạn nhân thế chấp nhà, làm giấy chuyển nhượng nhà, các đối tượng sẽ đưa cho nạn nhân 1 bản cam kết có dấu đỏ và có ghi thời hạn chuyển nhượng đất là từ 3 đến 5 năm. Những lời mời chào khiến các nạn nhân sống ở trên địa bàn quận Long Biên "bất chấp" vay vốn của các công ty với lãi suất khoảng 7%/năm. 

Hầu hết các nạn nhân là người lớn tuổi, ít hiểu biết về pháp luật. Hầu hết các nạn nhân đều ký vào hợp đồng chuyển nhượng mà không hề đọc kỹ nội dung, nhờ đó mà các đối tượng nhanh chóng làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vay tiền ngân hàng trước khi bị các nạn nhân phát hiện.

Gần 50 hộ dân, chủ yếu là những người lớn tuổi sinh sống tại Long Biên cho biết, nhiều năm nay, họ phải sống trong cảnh bất an vì ngôi nhà mình đang ở đã bị người khác đứng tên. Thậm chí, ngân hàng đã nhiều lần thông báo thu hồi.

 
Nạn nhân bị lừa hầu hết là người lớn tuổi. (Ảnh minh họa: tieudung.vn)
Nạn nhân bị lừa hầu hết là người lớn tuổi. (Ảnh minh họa: tieudung.vn)

Bà Nguyễn Thị B. (68 tuổi, trú tại phường Thượng Thanh) đã thế chấp ngôi nhà trị giá 7 tỷ đồng để lấy 600 triệu đồng góp vốn cho công ty đa cấp. Cầm trên tay những đơn thư, bà B nghẹn ngào nói với Tổ Quốc: "Do không hiểu biết pháp luật, chỉ vì lòng tham mà giờ tôi khiến các con các cháu mình có nhà cũng như không có. Chồng tôi do bức xúc trước sự việc nên đổ bệnh phải nhập viện. Trong khi đó, Ngân hàng thì vẫn gửi thông báo yêu cầu thu nhà với tiền lãi ngày một tăng".

Cùng trường hợp, bà Nguyễn Thị T. cũng mang thế chấp ngôi nhà 7 tỷ đồng mặt đường Ngô Gia Tự (phường Đức Giang, quận Long Biên) để lấy 1 tỷ đồng góp vốn. Bà T. cũng nhận được nhiều giấy thu hồi tài sản của ngân hàng. 

>>> Bạn nên đọc: Nhóm đa cấp sau 3 năm hô hào kiếm 1 triệu USD đạt được những thành tựu gì?

Nhiều hộ dân đứng trước nguy cơ mất nhà

Bị lừa, các nạn nhân cùng nhau làm đơn tố cáo, kêu cứu tập thể gửi đến các cơ quan chức năng. Trong số những nạn nhân, có tới 26 người bị lừa theo hình thức nói trên, nạn nhân lớn tuổi nhất hiện đã ngoài 80. 

Bà B. cũng cho hay, có rất nhiều nạn nhân bị lừa vay tiền thế chấp và đang đứng trước nguy cơ mất nhà ở các khu vực lân cận. Theo bà B. số lượng nạn nhân không dưới 50 hộ gia đình.

 
Nhiều người đứng trước nguy cơ mất nhà chỉ vì tin vào đa cấp. (Ảnh minh họa: Zing)
Nhiều người đứng trước nguy cơ mất nhà chỉ vì tin vào đa cấp. (Ảnh minh họa: Zing)

Không chỉ các trường hợp như bà B., bà T., một số hộ gia đình ở khu vực huyện Gia Lâm (Hà Nội) cũng đang đứng trước nguy cơ mất nhà khi bị lừa bởi thủ đoạn tương tự như trên. 

Theo Luật sư Phạm Thế Vinh (Đoàn luật sư Hà Nội), công ty đứng ra cho người dân vay tiền phải có một mối quan hệ nào đó với ngân hàng. Người dân đã thực hiện vay mượn trên giấy tờ mà không đến ngân hàng tiến hành thẩm định. Nếu người dân đến ngân hàng thẩm định thì họ sẽ không bị mất của. 

Chưa hết, trong vụ việc này, nếu tổ chức công chứng nào không cẩn thận cũng có khả năng trở thành những đồng phạm nếu trong vụ án hình sự. 

Còn theo ý kiến của luật sư Trương Thanh Đức (Chủ tịch Công ty luật Basico), người dân đã bị lừa bởi những thủ đoạn gian dối. Vì vậy, các nạn nhân phải báo cho cơ quan chức năng để xem xét về hành vi lừa đảo, lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản.

>>> Đọc thêm: Cái kết cho nhóm thanh niên đa cấp hô hào kiếm 100 nghìn đô la

Với những đơn thư tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng, tin rằng các hộ dân là nạn nhân của các công ty đa cấp sẽ có thể lấy lại tài sản của mình. Sự việc cũng như một lời cảnh báo đến những người vẫn còn quá cả tin vào loại hình đa cấp.

Nguồn: Tổ Quốc

Dấu hiệu nhận biết đa cấp lừa gạt

Ở trên thế giới mô hình bán hàng đa cấp được coi là một trong những hình thức kinh doanh đem lại hiệu quả rất cao và nó là một mô hình kinh doanh đa cấp chân chính. Tuy nhiên khi về Việt Nam mô hình kinh này lại biến tướng trở thành một mô hình kinh doanh đa cấp bất chính.

Bên cạnh những doanh nghiệp đa cấp đang chân chính thì cũng còn đó những doanh nghiệp đang xây dựng “hình tháp ảo” để đánh lừa mọi người. Một số dấu hiệu để nhận biết:

- Sản phẩm kém chất lượng: Đa phần các sản phẩm của doanh nghiệp đa cấp bất chính thường là hàng giả, hàng nhái, thậm chí không tồn tại.
- Tuyển dụng là hoạt động trọng yếu: Tuyển dụng để những người tham gia sau là "con mồi" để đem lại nguồn thu nhập cho các người đã tham gia trước đó.
- Người tham gia phải mua hàng và đóng tiền không hợp lý.
- Hứa hẹn các khoản lợi nhuận hấp dẫn vô lý.
- Không có giấy phép bán hàng đa cấp.