Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày 21/5, cảm nhận ngoài trời như 45 độ C

09:30 21/05/2020

Trưa 20/5, khu vực Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ đã ghi nhận sự xuất hiện của nắng nóng trên diện rộng với nền nhiệt phổ biến đo được ở mức 35 - 38 độ C.

Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong ngày 21/5 Hà Nội và các tỉnh miền Bắc sẽ trải qua ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ có thể sẽ vượt ngưỡng 40 độ C.

 
Mọi người bịt kín mít khi ra đường để tránh nắng nóng (Ảnh: Người Lao động)
Mọi người bịt kín mít khi ra đường để tránh nắng nóng (Ảnh: Người Lao động)

>>Xem thêm: Mưa trắng trời tại TP.HCM, đường Nguyễn Hữu Cảnh ngập cục bộ​

Hà Nội có nắng nóng trên 40 độ C

Cụ thể, trong ngày 21/5, vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục được mở rộng về phía Đông Nam, gây ra hiện tượng nắng nóng gay gắt. Tại một số nơi, nền nhiệt phổ biến sẽ ở mức 36 - 39 độ C, có nơi là trên 39 độ C.

Khu vực Trung Bộ sẽ là nơi có nắng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 37 - 40 độ C, riêng tại vùng núi phía Tây sẽ lên tới 41 - 42 độ C tùy địa điểm. Thời gian có nhiệt độ cao trên 35 độ C sẽ kéo dài từ 10h - 17h.

 
Nắng gay gắt khiến mọi người mặc kín khi di chuyển trên đường (Ảnh: Dân Việt)
Nắng gay gắt khiến mọi người mặc kín khi di chuyển trên đường (Ảnh: Dân Việt)

Riêng tại Hà Nội, thời tiết nắng nóng gay gắt sẽ diễn ra trong ngày 21/5 với nhiệt độ cao nhất lên đến 38 - 40 độ C. Thời gian nắng trong ngày với mức nhiệt trên 35 độ C sẽ kéo dài từ 10 - 17h và độ ẩm không khí chỉ còn phổ biến từ 40 - 50%.

Với thời tiết như vậy mọi người khi di chuyển tại các khu vực có hấp thụ nhiệt lớn như đường bê tông hay đường nhựa sẽ có cảm giác nóng tới 43 - 45 độ C. Ở những nơi có bóng râm, ven hồ nước hay khu vực có nhiều cây xanh, nhiệt độ cảm nhận được sẽ thấp hơn và tạo cảm giác dễ chịu hơn.

 
Ai cũng sử dụng áo chống nắng, kính râm và khẩu trang để tránh nắng khi đi đường (Ảnh: Vietnamnet)
Ai cũng sử dụng áo chống nắng, kính râm và khẩu trang để tránh nắng khi đi đường (Ảnh: Vietnamnet)

>>Đừng bỏ lỡ: Nhiều người nhập viện do thời tiết nắng nóng

Bắc Bộ chấm dứt nắng nóng từ ngày 22/5

Theo dự báo của cơ quan khí tượng, tình trạng nắng nóng gay gắt tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ chấm dứt kể từ ngày 22/5, thời tiết sẽ dịu dần và dễ chịu hơn với mọi người, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ và những người phải làm việc trực tiếp ngoài trời.

 
Công nhân xây dựng làm việc trực tiếp dưới nắng nóng (Ảnh: Báo Dân sinh)
Công nhân xây dựng làm việc trực tiếp dưới nắng nóng (Ảnh: Báo Dân sinh)

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị áp cao lục địa phía Bắc nén, đẩy dịch xuống phía Nam, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ sẽ xuất hiện mưa vừa, mưa to, cá biệt có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40 - 80mm/24h. 

Các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung bộ từ chiều tối và đêm 22/5 sẽ có xuất hiện mưa rào và giông, có nơi mưa rất to. Trong cơn giông đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Riêng tại Hà Nội, chiều tối 21/5 có thể xuất hiện mưa giông cục bộ. Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét và mưa đá gây ra được xếp ở cấp 1.

 
Mọi người nên mang theo áo mưa khi ra ngoài để đề phòng có mưa bất chợt (Ảnh: VTV)
Mọi người nên mang theo áo mưa khi ra ngoài để đề phòng có mưa bất chợt (Ảnh: VTV)

>>Có thể bạn chưa biết: Cả nước sắp đón một tuần có mưa giông và nắng nóng đan xen

Cảnh báo tia UV và các nguy cơ khi trời nắng nóng

Theo VTV, chỉ số UV tại Hà Nội, Đà Nẵng trong ngày 21/5 có giá trị từ 8 - 10, tương ứng với mức độ ảnh hưởng có nguy cơ gây hại rất cao đối với cơ thể, nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào các thời điểm trong ngày. 

Ngoài ra, do trời khô nóng, độ ẩm trong không khí lại thấp nên dễ gây ra nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn ở những khu dân cư do mức độ sử dụng điện tăng cao, đồng thời có thể là nguyên nhân gây cháy rừng ở khu vực Trung Bộ.

 
Người lao động tranh thủ tránh nắng dưới tán cây (Ảnh: Lao động Thủ đô)
Người lao động tranh thủ tránh nắng dưới tán cây (Ảnh: Lao động Thủ đô)

Để đối phó với nắng nóng, mọi người khi ra ngoài cần bôi kem chống nắng, chuẩn bị đầy đủ áo chống nắng, mũ rộng vành, kính râm để không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, chúng ta cũng nên uống đủ nước, hạn chế làm việc quá lâu dưới trời nắng để bảo vệ sức khỏe.

Bạn sẽ làm gì để "đối phó" với ngày nắng nóng gay gắt tại Hà Nội? Cùng cập nhật những tin tức cộng đồng tại YAN nhé!

Tổng hợp từ VTV và Báo Pháp luật

Cách xử trí khi bị say nắng

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến cơ thể luôn cảm thấy khó chịu mệt mỏi. Khi phải làm việc hoặc ở ngoài trời nắng trong một khoảng thời gian dài, chúng ta rất dễ bị say nắng và mất nước nghiêm trọng. Trong các trường hợp bản thân hay người khác bị say nắng, chúng ta cần:

- Khẩn trương di chuyển vào khu vực mát hơn như dưới tán cây, vào nhà mát để hạ nhiệt

- Bỏ bớt quần áo, làm mát bằng cách phun hoặc lau người bằng nước lạnh, bật quạt mạnh

- Người bị say nắng nên được đặt nằm nghiêng để giúp bề mặt da hứng được nhiều gió mát hơn, khiến cơ thể được hạ nhiệt nhanh hơn

- Uống nước mát có pha chút muối để bù nước và điều hòa nhiệt độ cơ thể.

- Nếu có diễn biến nặng cần khẩn trương gọi xe cấp cứu và chuyển tới bệnh viện để được xử lý chuyên môn, tránh các biến chứng nguy hiểm.