Có bao giờ bạn thắc mắc lý do bạn thường xuyên nổi mụn chỉ ở một chỗ duy nhất, trên má, dưới cằm hay trên trán không?
Mụn thuộc dạng nang
Các lỗ chân lông trên da bạn có hình ống dài, và khi chúng kết nối với nhau, chất dầu tiết ra bên trong các lỗ chân lông của bạn phải đi đường vòng để có thể thoát ra trên da bạn. Điều này khiến lớp dầu tích tụ lại dưới da bạn dưới dạng một quả bong bóng, và nó phồng lên hay xẹp xuống phụ thuộc vào mức độ dầu bạn tiết ra. Vì vậy mụn không bao giờ thật sự biến mất, chúng chỉ xẹp xuống nhất thời mà thôi. Muốn giải quyết dứt điểm tình trạng này, không còn cách nào khác là bạn phải đến bác sĩ để được tư vấn đúng đắn.
Nặn mụn
Mặc dù việc nặn mụn có thể mang lại cảm giác rất tuyệt vời, nhưng nó lại làm tăng nguy cơ xuất hiện mụn hơn bao giờ hết. Thực chất không có gì đảm bảo khi bạn nặn mụn xong, chất bẩn và các vi khuẩn tích tụ dưới da đã được loại bỏ hoàn toàn. Vì thế, bạn nên sử dụng kem trị mụn và các sản phẩm có chứa benzoyl peroxide để giết chết các loại vi khuẩn, giúp làm sạch lỗ chân lông và cân bằng lớp dầu tiết ra trên da của bạn.
Thói quen
Nếu bạn có thói quen chạm lên mặt mỗi lần gặp chuyện cần suy nghĩ hay phải đối mặt với áp lực thì bạn nên bỏ ngay thói quen ấy. Bạn nên biết rằng tay của bạn không bao giờ thật sự sạch 100%. Chúng là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nhất. Vì vậy chạm tay lên mặt bạn nhiều lần ở cùng một chỗ sẽ khiến vi khuẩn và bụi bẩn dễ dàng tích tụ trên mặt bạn hơn, dẫn đến mụn thường xuyên xuất hiện ở cùng một vị trí.
Thời kì “đèn đỏ”
Vào thời gian này, các hoócmôn trong cơ thể con gái có phần nhạy cảm hơn, dẫn đến rối loạn trong việc điều tiết lượng dầu trên da mặt. Theo rất nhiều khảo sát, con gái thường có xu hướng nổi mụn nhiều hơn ở phần trán hoặc 1/3 phần mặt phía dưới. Để tránh điều này, bạn có thể sử dụng nước rửa mặt có chứa salicylic axit để loại bỏ lớp dầu dư thừa trên mặt vào tuần trước khi đến kì “đèn đỏ” của bạn.