Giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông cao hơn giá vé xe buýt từ 30 đến 37%: Giới trẻ nói gì?

16:30 05/04/2018

"Việc chúng ta nên làm ở thời điểm hiện tại là chờ đợi xem, liệu trong tương lai, tàu điện có thực sự mang lại những tín hiệu tích cực cho giao thông Việt Nam như những gì mà chúng ta được nghe hay không?"

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đang giao Sở Giao thông Vận tải xây dựng phương án giá vé tàu điện Cát Linh - Hà Đông, trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước tháng 9 năm nay.

Theo đó, để xây dựng phương án trên, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (đơn vị khai thác dự án) đã tiến hành khảo sát ý kiến của khoảng 1.500 người sinh viên và hộ dân sống gần tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đa số người dân được hỏi đều chấp thuận với giá vé lượt đường sắt đô thị cao hơn giá vé xe buýt từ 30-37%; giá vé tháng cao hơn giá vé tháng xe buýt là 15%.


13 đoàn tàu, mỗi tàu có 4 toa đã được nhập về Hà Nội (Ảnh: Đ.Loan - Vnexpress)
13 đoàn tàu, mỗi tàu có 4 toa đã được nhập về Hà Nội (Ảnh: Đ.Loan - Vnexpress)

Được biết, vé tàu điện nhỏ gọn giống thẻ ATM, sử dụng công nghệ hiện đại, có tính bảo mật cao, bán ở các nhà ga hoặc máy bán vé tự động. Vé sẽ được kết hợp liên thông, sử dụng cho các phương tiện vận tải công cộng khác như xe buýt thường, xe buýt nhanh. Hành khách có thể mua vé đi theo lượt, theo ngày, tuần, tháng; vé theo nhóm nhiều người.

Ngay sau khi thông tin về giá vé của tàu điện được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, đa số người dân đặc biệt là các bạn trẻ đều tỏ ra đồng tình với phương án này.

Bởi lẽ, "Cứ tiện lợi và thoải mái thì chắc chắn người dân luôn chấp nhận mức giá cao hơn sàn một chút. Bên cạnh đó, thực tế thì giá như vậy cũng không hẳn là quá cao nếu so sánh dịch vụ, tiệc ích giữa hai loại hình giao thông vận tải là tàu điện và xe bus", bạn Đinh Quang Sơn, sinh viên học viện Ngoại giao chia sẻ.

Giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông cao hơn giá vé xe buýt từ 30 đến 37%: Giới trẻ nói gì?


Đa phần các bạn trẻ đều đồng tình với mức giá vé đề xuất này
Đa phần các bạn trẻ đều đồng tình với mức giá vé đề xuất này


Với bạn Trần Bình Minh việc tránh được tắc đường đã là một mặt ưu điểm đáng được khen ngợi của tuyến tàu điện
Với bạn Trần Bình Minh việc tránh được tắc đường đã là một mặt ưu điểm đáng được khen ngợi của tuyến tàu điện

Giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông cao hơn giá vé xe buýt từ 30 đến 37%: Giới trẻ nói gì?


Tuy nhiên mức giá cao hơn cũng đồng nghĩa với việc dịch vụ phải tốt hơn - bạn Vân Du chia sẻ
Tuy nhiên mức giá cao hơn cũng đồng nghĩa với việc dịch vụ phải tốt hơn - bạn Vân Du chia sẻ

Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến đồng tình thì cũng có một số ý kiến "hoài nghi" về những dịch vụ, tiện ích mà tàu điện mang lại. Trên thực tế, khi chưa đi vào hoạt động thì chưa thể đánh giá được bất cứ điều gì bao gồm cả việc liệu giá vé có hợp lý hay không. Liệu nó có thực sự ưu việt hơn so với xe bus? Liệu nó có thể giảm thiểu được tình trạng tắc đường?... đó là những câu hỏi mà chỉ khi nó chính thức đi vào vận hành thì chúng ta mới tìm được câu trả lời "thỏa đáng".

Bạn Ngô Tùng Anh, sinh viên trường học viện hành chính chia sẻ: "Trên quan điểm của mình thì chưa thể đánh giá được, nếu khi đi vào hoạt động nó vận hành "trơn tru" ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng thì cái giá đó có thể coi là hợp lý, thế nhưng khi đi vào vận hành và thực sự "cọ xát" thực tế, nó mới bắt đầu xuất hiện những "lỗ hổng" thì thật đáng lưu tâm. Vì vậy, việc chúng ta nên làm ở thời điểm hiện tại là chờ đợi xem liệu, trong tương lai, nó có thực sự mang lại những tín hiệu tích cực cho giao thông Việt Nam hay không".


Theo kế hoạch, ngày 2/9, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ bắt đầu vận hành thử từ 3 đến 6 tháng
Theo kế hoạch, ngày 2/9, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ bắt đầu vận hành thử từ 3 đến 6 tháng

Được biết, để chuẩn bị vận hành tuyến tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã tuyển dụng 681 lao động, trong đó có 190 người được đưa đi học ở Trung Quốc. Các lao động này đều đã xong đào tạo lý thuyết và chờ thực hành trên tuyến.

Sở Giao thông Vận tải cũng đang nghiên cứu phương án kết nối các tuyến xe buýt, vận tải khách liên tỉnh tại khu vực Hà Đông với tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội.  Dự kiến khi tuyến đường sắt này hoạt động sẽ thu hút thêm lượng lớn hành khách sử dụng phương tiện công cộng trên quốc lộ 6 và đường Lê Văn Lương - Giảng Võ. 

Bên cạnh đó, việc tổ chức các tuyến buýt để kết nối với đường sắt Cát Linh - Hà Đông giúp mở rộng vùng phục vụ của vận tải công cộng, tạo điều kiện giãn bớt mật độ dân cư ra các khu vực ngoại thành, giảm ùn tắc trên quốc lộ 6.

Theo kế hoạch, ngày 2/9, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ bắt đầu vận hành thử từ 3 đến 6 tháng.

Tổng hợp

Design: Quang Phạm