Thói quen mua vàng nhân ngày Thần Tài để lấy may, cầu mong tài lộc đến với gia đình dần trở nên phổ biến trong những năm gần đây, nhất là các thành phố lớn tập trung nhiều hộ kinh doanh.
Hôm nay đã là mùng 9/1 âm lịch, lượng người đổ về các cửa hàng kinh doanh vàng bạc ngày càng đông. Tuy nhiên, vì giá vàng thời điểm này đang ở mức khá cao nên tâm lý nhiều người cũng đắn đo, phân vân.
Cận ngày Thần Tài, người dân đi mua vàng đông đúc hơn bình thường. (Ảnh: Lao động)
>>> Xem thêm: Vì sao ngày vía Thần Tài mọi người lại đổ xô đi mua vàng?
Giá vàng ngày Thần Tài ở mức cao chót vót
Với tâm niệm mua vàng để lấy may mắn đầu năm, cầu chúc cho 365 ngày luôn có thần tài phù hộ, nhiều người đổ xô đến các cửa hàng trang sức những ngày gần đây.
Mặc dù lượng người đông, khách phải chờ đợi nhưng tất cả đều sẵn sàng xếp hàng, thậm chí đội mưa đứng trước các đơn vị kinh doanh vàng bạc. Gần như từ sáng sớm đến đêm muộn, cửa hàng nào cũng tấp nập người vào ra.
Khách vào cửa hàng nhiều người phải ngồi ghế chờ đợi. (Ảnh: Lao động)
Cận ngày Thần Tài năm 2021, giá vàng đang có xu hướng giảm nhưng không quá nhiều. Thời điểm ngày 18/2, giá vàng miếng mua vào đạt 56,2 triệu đồng/lượng, bán ra 56,7 triệu đồng/lượng.
Với mức giá được nhận định là khá cao so với các năm nên nhiều người mua hàng tỏ ra khá phân vân trong chọn lựa. Có người đắn đo chỉ mua nửa chỉ, xem như lấy may ngày năm mới. Tuy nhiên, cũng có những người sẵn sàng “chịu chi”, mua cả chục cây vàng để lấy vía, mong một năm tài lộc đầy nhà.
Có người sẵn sàng mua nhiều, người lại chỉ mua nửa chỉ vàng lấy may. (Ảnh minh họa: Báo Dân sinh)
>>> Đừng bỏ qua: Ngày vía Thần tài, sao Việt "tậu" những món đồ bằng vàng độc đáo thế nào?
Chuyên gia khuyên gì cho khách hàng mua vàng những ngày này?
Không giống như việc chọn mua trang sức trong các dịp khác, có thể mua bán, trao đổi bất cứ lúc nào. Vàng mua ngày Thần Tài theo quan niệm tâm linh thường sẽ chỉ dùng để cất giữ, không được bán hay cho đi. Bởi nếu bán miếng vàng đó, đồng nghĩa với việc bán đi may mắn, tài lộc của gia đình.
Trao đổi với Vietnamnet, đại diện một đơn vị doanh nghiệp phong thủy trên địa bàn Hà Nội cho biết, theo ông người dân không nên mua quá nhiều vàng trong ngày Thần Tài. Thay vì mua vàng chỉ về để cất trữ, dùng số tiền này đầu tư, kinh doanh sẽ có khả năng sinh lời hơn nhiều lần.
Theo các chuyên gia, người dân không nên đổ xô mua vàng trong những ngày này. (Ảnh: Vietnamnet)
Chưa kể, vì mức giá vàng trong ngày Thần Tài thường “leo thang” so với thông thường nên nếu mua quá nhiều, sẽ dễ rơi vào nguy cơ “lỗ vốn” nếu muốn bán ra sau một thời gian.
Cũng trong những ngày này, các dịch vụ phục vụ cho lễ cúng Thần Tài bắt đầu vào mùa “bội thu”. Trên địa bàn Hà Nội, các cơ sở quay lợn sữa cho người dân mua về làm lễ thắp hương gần như hoạt động hết công suất cả ngày đêm. Với mức giá từ 2 triệu – 4 triệu đồng/con, có cơ sở thu về gần 600 triệu đồng/ngày.
Những sản phẩm heo quay cũng trở nên đắt hàng ngày Thần Tài. (Ảnh: Dân trí)
>>> Có thể bạn quan tâm: “Chào thua” với muôn kiểu sắm “vàng” có 1-0-2 ngày Thần Tài
Nhu cầu mua vàng để lấy may mắn, cầu tài lộc đầu năm mới không còn là điều xa lạ với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi người nên cân nhắc các khoản chi tiêu cũng như nhu cầu sử dụng của bản thân, từ đó đưa ra quyết định mua số lượng hợp lý.
Cùng tham gia group cộng đồng Việt Nam Ơi để thảo luận và cập nhật thêm nhiều thông tin khác!
ĐIỀU ĐẠI KỴ KHÔNG ĐƯỢC PHẠM PHẢI TRONG NGÀY THẦN TÀI
Không chỉ mua vàng lấy may ngày đầu năm, nhiều gia đình còn có thói quen làm lễ thắp hương ngày Thần Tài. Có những điều đại kỵ trong ngày này tuyệt đối không nên phạm phải.
- Sắp xếp bàn thờ Thần Tài: Theo quan niệm dân gian, chính giữa bàn thờ Thần Tài sẽ là bát nhang. Tượng ông Thổ Địa đặt bên phải, ông Thần Tài đặt bên trái bàn thờ. Đồng thời, trong lễ cúng ngày mùng 10 cần đặt 3 hũ gạo, muối, nước ở vị trí chính giữa hai ông.
- Đồ cúng: Thông thường, lợn quay, gà, hoa quả và đồ uống sẽ là các món đồ được lựa chọn để cúng ngày Thần Tài. Riêng về hoa quả, không nên sử dụng đồ giả, đồ nhựa, mọi người nên chọn thực phẩm sạch, tươi, ngon.