Giá thịt heo, giá vàng cùng tăng trong ngày 9/4

13:30 09/04/2020

Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cuộc sống của người dân gặp không ít khó khăn. Nhiều nhà máy, công ty đã phải cho nhân viên tạm nghỉ hoặc cắt giảm lương. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của mỗi người.

Chính vì thế, giá cả các mặt hàng thiết yếu trong thời điểm này là điều rất nhiều người quan tâm. Trong khi giá xăng đã giảm xuống mức 12 nghìn/lít thì mới đây giá thịt heo và giá vàng cũng có những thay đổi đáng kể.

 
Giá thịt heo, giá vàng cùng tăng trong ngày 9/4/2020​ (Ảnh: 24h)
Giá thịt heo, giá vàng cùng tăng trong ngày 9/4/2020​ (Ảnh: 24h)

>>Xem thêm: Chính sách có hiệu lực tháng 4: Trả lương muộn sẽ bị phạt nặng

Heo hơi bất ngờ tăng ngược lên ngưỡng 82 nghìn/kg

Theo ghi nhận, giá thịt heo tại khu vực miền Bắc ngày 9/4 bất ngờ có sự đảo chiều "chóng mặt". Mỗi kg thịt heo tăng từ 1.000 đến 5.000 đồng. Tại Thái Bình, heo hơi lên mức 82.000 đồng/kg, tăng đến 5.000 đồng, đạt mức giá cao nhất cả nước. Tại Hưng Yên, giá thịt heo hơi cũng tăng 2.000 đồng, lên mức 82.000 đồng/kg. Tại Phú Thọ, Lào Cai, heo hơi tăng 3.000 đồng, lên mức 78.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá heo tại Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thái Nguyên.

Trong khi đó, tại Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Giang, giá heo hơi ở mức 79.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng. Hiện nay giá heo tại Nam Định, Hà Nam đang ở mức thấp nhất miền Bắc, 76.000 đồng/kg.

 
Ở miền Bắc, giá heo hơi đã lên ngưỡng 82.000 đồng/kg (Ảnh: Thanh niên)
Ở miền Bắc, giá heo hơi đã lên ngưỡng 82.000 đồng/kg (Ảnh: Thanh niên)

Còn ở khu vực miền Nam, giá heo hơi lại có nhiều biến động trái chiều. Nếu như tại Long An, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang, heo hơi tăng từ 3.000 - 5.000 đồng, lên mức 75.000 đồng/kg thì tại Sóc Trăng, Bạc Liêu lại giảm 2.000 đồng, còn 73.000 đồng/kg. Tại Bến Tre, heo hơi tăng 3.000 đồng, lên mức 78.000 đồng/kg; Đồng Nai tăng 1.000 đồng lên mức 79.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá tại TP.HCM.

 
Giá heo hơi tại TP.HCM là 79.000 đồng/kg (Ảnh: 24h)
Giá heo hơi tại TP.HCM là 79.000 đồng/kg (Ảnh: 24h)

Trong khi nhiều địa phương có xu hướng tăng thì Đồng Tháp là địa phương có mức giá giảm mạnh nhất khu vực: 71.000 đồng/kg (giảm 7.000 đồng). Các địa phương khác giá heo hơi cũng giảm như sau: An Giang 73.000 đồng/kg (giảm 2.000 đồng); Bà Rịa Vũng Tàu 70.000 đồng/kg (giảm 5.000 đồng); Bình Dương, Tiền Giang 73.000 đồng/kg (giảm 3.000 đồng).

>>Đọc thêm: TP.HCM và những chế tài xử phạt mới liên quan đến dịch Covid-19

Vàng trong nước tăng nhẹ

Sáng 9/4, giá vàng mua vào tại Công ty TNHH Phú Quý được niêm yết ở mức 47,25 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng, và bán ra ở mức 48 triệu đồng. Trong khi đó, tại Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji, giá mua vào được niêm yết ở mức 47 triệu đồng và bán ra ở mức 47,7 triệu đồng. So với phiên giao dịch hôm qua (ngày 8/4), cả 2 chiều mua vào và bán ra đều giảm 50.000 đồng/lượng.

 
Giá vàng trong nước đã giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức 47 - 48 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước đã giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức 47 - 48 triệu đồng/lượng

Tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, giá vàng mua vào hiện được niêm yết ở mức 47,2 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng và bán ra ở mức 48,05 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng.

Còn ở thị trường thế giới, trong sáng 9/4 (theo giờ Việt Nam), giá vàng đang ở mức 1.646 USD/ounce, giảm 2 USD so với phiên giao dịch ngày 8/4.

>>Có thể bạn chưa biết: Không đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ bị phạt tiền đến 300 nghìn đồng

Dân tình thở dài: "Lương giảm thì lấy đâu ra mua thịt, mua vàng"

Trước tình hình giá cả một số mặt hàng thiết yếu có biến động, người dân đã bày tỏ nhiều quan điểm khác nhau. Trong số đó, nhiều nhất là về tình hình giá heo bởi đây là thực phẩm cần thiết, quen thuộc với các gia đình. Việc giá heo tăng ngược trở lại khiến không ít bà nội trợ lo lắng, bởi trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều người phải thắt chặt chi tiêu hơn.

 
Bình luận của CĐM (Ảnh: Chụp màn hình)
Bình luận của CĐM (Ảnh: Chụp màn hình)

"Đã phải nghỉ ở nhà phòng dịch, không có lương, nghe tin thịt tăng mà thấy quan ngại thực sự. Cứ đà này chắc nhà em chỉ ăn rau cho qua ngày", bạn K. bình luận.

"Công ty mình cho làm việc tại nhà, giảm 50% lương nên chi tiêu cái gì cũng phải đắn đo. Vậy mà giá thịt cứ tăng vùn vụt, chỉ còn biết thở dài mong cho qua mùa dịch thôi vậy", bạn P. cũng giãi bày tâm sự.

Về phần giá vàng, dù mức giá tăng nhẹ nhưng có vẻ dân tình cũng không mấy sốt sắng, bởi nhiều người chia sẻ vàng vẫn đang ở mức giá cao, hơn nữa trong thời điểm hiện nay thật khó có tiền để mua vàng tích trữ.

"Dịch như này làm sao mà cưới vợ được nên thôi, giá vàng có thế nào cũng đành buông xuôi vậy", bạn D. cho biết.

"Thời buổi khó khăn, tiền ăn còn khó lấy đâu tiền mua vàng. Buồn quá", bạn Q. bày tỏ.

 
Hiện nhiều cửa hàng đã phải đóng cửa do dịch Covid-19 (Ảnh: Zing)
Hiện nhiều cửa hàng đã phải đóng cửa do dịch Covid-19 (Ảnh: Zing)

Có thể nói, việc giá cả thị trường tăng giảm là điều bình thường. Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến như hiện nay, người dân cũng không nên quá lo lắng, mua tích trữ đồ ăn tránh lãng phí, dư thừa. Điều quan trọng cần làm là thực hiện theo đúng hướng dẫn của cơ quan chức năng, có như vậy dịch bệnh mới sớm bị đẩy lùi, ổn định lại cuộc sống.

Giá xăng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 11 năm

Trong thời điểm nhiều công ty, doanh nghiệp phải đóng cửa do không trả được lương cho nhân viên hoặc nhiều lao động bị cắt giảm lương, cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ ổn định đời sống cho người dân. Trong đó có việc giảm giá xăng.

Tại phiên điều chỉnh công bố ngày 29/3 vừa qua, giá xăng đã được giảm xuống mức kỷ lục trong vòng 11 năm trở lại đây, xuống mức 12.000 một lít, giá dầu cũng được giảm mạnh.

Việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu là theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ về việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp...Xem thêm!