Hiện nay trên toàn cầu, thị trường trà sữa được ước tính trị giá 1,94 tỷ đô vào năm 2017 và dự đoán sẽ còn tăng mạnh trên 8,5% trong giai đoạn từ 2018 đến 2025.


Nổi lên như một hiện tượng đồ uống giải khát được nhiều người yêu thích, trà sữa trân châu phổ biến từ châu Á sang tới tận phương Tây. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những biểu tượng quan trọng của văn hóa ẩm thực ở người trẻ, tạo thành xu hướng ở khắp mọi nơi.

Trà sữa trân châu là loại thức uống được chế biến từ trà xanh hoặc trà đen, đặc điểm của trà là khi bị lắc, một lớp bọt nước mỏng được tạo thành trên bề mặt. Trong pha chế trà sữa trân châu, có thể dùng sữa không có nguồn gốc từ động vật, thay vì sữa thường, khi đó trà có mùi vị khác biệt. Ngoài ra điểm nổi bật phải kể đến chính là những viên trân châu nằm ở đáy ly có vị ngọt, dai dai. 
Mặc dù không có ghi nhận thời gian chính xác sự ra đời của trà sữa trân châu, tuy nhiên, đa số tài liệu khẳng định rằng thức uống này lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1980 ở Đài Loan. Hai tiệm trà lớn đồng thời là đối thủ của nhau thời đó đều khẳng định mình là người sáng lập ra món này là Hanlin Tea Room ở Đài Nam và Chun Shui Tang ở Đài Trung.

Hai tiệm trà sau đó đã có một cuộc tranh cãi gay gắt, đệ đơn kiện nhau và cuối cùng ra tòa nhưng không ai trong số họ được cấp bằng sáng chế hoặc sở hữu thương hiệu. Vào những năm 1990 thì loại thức uống này dần trở nên phổ biến khắp đường phố Đài Loan. 

Cuối thập niên 1990, trà sữa trân châu phổ biến ở đa số các thành phố Bắc Mỹ có nhiều người châu Á sinh sống. Xu hướng này bắt đầu từ thành phố San Gabriel, California và nhanh chóng lan ra khắp miền Nam California. Trà sữa trân châu đã lan rộng ra quốc tế thông qua các Chinatown và các cộng đồng châu Á hải ngoại. 

Trong một bài viết của Grab có tiêu đề “Bubble Tea Craze in GrabFood” , “người khổng lồ” đã nhấn mạnh “nỗi ám ảnh” ngày càng tăng của Đông Nam Á với thức uống này. Theo dữ liệu của Grab, các đơn đặt hàng trà sữa trân châu trong khu vực đã tăng với tốc độ 3.000% trong năm 2018. Do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, thương hiệu này hiện có gần 4.000 cửa hàng trà sữa trân châu trong mạng lưới của họ, đây là mức tăng trưởng 200% tại các cửa hàng trong khu vực.

Dữ liệu của hãng này cũng cho thấy người Đông Nam Á uống trung bình 4 ly trà sữa trân châu mỗi người mỗi tháng. Người tiêu dùng Thái Lan chiếm vị trí hàng đầu trong việc tiêu thụ 6 ly/ người mỗi tháng, tiếp theo là Philippines với trung bình 5 ly. Malaysia, Singapore, Việt Nam và Indonesia tiêu thụ 3 ly.

Chatime, Koi, Tiger Sugar, The Alley và Xin Fu Tang là những ông lớn trong ngành này liên tục mở rộng thị trường ở các thành phố trên khắp châu Á, cung cấp các loại trà chất lượng cao, sữa thật, và quán xá thì thật dễ chịu, thoải mái để tụ tập. Những người nghiện trà sữa trân châu sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho đồ uống yêu thích của họ - thậm chí xếp hàng hơn 30 phút để mua được.

Người trẻ thường thích tụ tập bạn bè đi uống trà sữa

Một món mới của các cửa hàng bán trà sữa trân châu là đường nâu. Họ sử dụng đường nâu tự nhiên và sữa tươi thay vì đường và kem nguyên chất. Các cửa hàng trà sữa truyền thống cũng đã tham gia vào sự sáng tạo và tiếp tục đa dạng hóa thực đơn của họ. Chẳng hạn, họ thường sử dụng từ "latte" để gợi ý sự hiện diện của sữa tươi và "trà sữa" để chỉ đồ uống có chứa kem và trà.

Hiện tại, Bubbleology đang lên kế hoạch giới thiệu một dòng sản phẩm "Skinny Teas" mới - được làm bằng đường giảm và sữa đậu nành hữu cơ - để "thu hút sự quan tâm của khán giả hiện đại về sức khỏe và sức khỏe", Khan nói.

Trà sữa du nhập vào Việt Nam cách đây vài năm và liên tục đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong ngành F&B. Đã từng có nhiều dự báo của các chuyên gia về việc thị trường trà sữa Việt Nam sẽ mau chóng lụi tàn như cách mà những trào lưu ăn uống trước đó từng suy sụp. Tuy vậy, diễn biến thị trường lại cho thấy điều ngược lại, cơ hội phát triển món thức uống này vẫn còn vô cùng nhiều đối với những người biết tạo nên xu hướng.

Tại Việt Nam, trà sữa phục vụ chủ yếu đối tượng trẻ, năng động và ưa thích sự mới mẻ, có đầu tư chỉn chu và quan tâm đến khách hàng đúng mực. Các thương hiệu lớn ở Việt Nam hiện nay phải kể đến ToCoToCo, Ding Tea, Gong Cha, Tiên Hưởng, Koi Thé, Tealive...

Nếu như năm 2017 nổi đình đám với "trà sữa kem cheese", 2018 dân tình sốt sắng với "sữa tươi trân châu đường đen" thì đến 2019 lại là năm của cơn sốt "trà sữa nướng", "trà sữa trân châu hoàng kim”.

Ông Phan Văn Học giám đốc kinh doanh của một trong những đơn vị cung cấp nguyên liệu đồ uống lớn Onefood Vietnam từng nhận xét:

“Trà sữa là sản phẩm đem lại những trải nghiệm thú vị cho các bạn trẻ, sự kết hợp giữa một thức uống giải khát tốt với những đồ ăn kèm giòn giòn, nhai nhóp nhép trong miệng thực sự là một trải nghiệm gây nghiện, đây là thứ đồ uống tạo ra niềm vui”.

* Ông chủ Hanlin Tu nói gì về trà sữa của mình?

"Chúng tôi chỉ sử dụng trà đen Sri Lanka hàng đầu (được trồng ở Đài Loan). Nó có hương thơm mượt mà và dư vị tuyệt vời", người sáng lập Hanlin Tu nói.

Ông nói rằng ông vẫn đi du lịch trên những ngọn núi của hòn đảo để tìm kiếm loại trà tốt nhất có thể. "Đó là phần thú vị nhất trong công việc của tôi", Tu nói thêm.

"Trà trân châu không chỉ là gốc rễ và là niềm tự hào của Hanlin, nó cũng là điểm nổi bật của ngành công nghiệp đồ uống của Đài Loan. Nó giới thiệu thế giới về Đài Loan. Vì vậy, nó không chỉ quan trọng đối với Hanlin, mà cả Đài Loan nữa."

Thiết kế: Hoài My