Hẳn ai cũng muốn có một định hướng cụ thể - và kèm theo đó là sự chuẩn bị chu đáo – cho công việc của bản thân sau khi tốt nghiệp Đại học. Nhưng, nếu bạn chọn chưa chính xác, thậm chí chưa biết mình sẽ phù hợp với công việc nào, mọi thứ có phải là sai lầm khó cứu vãn?


3 người tham gia bàn tròn của Nhịp sống Gen Z số này đều có câu chuyện riêng. Để trở thành giảng viên Đại học, Việt An có sự chuẩn bị rất kĩ ngay từ khi ngồi trên giảng đường. Hoài Thương chọn theo đuổi nghệ thuật - công việc hoàn toàn khác so với chuyên ngành kinh tế được học. Còn với Quỳnh Anh, mọi thứ vẫn đang ở phía trước...

* Hành trình để anh chị đến với công việc hiện tại?

- Việt An: Thời sinh viên, khi tham gia câu lạc bộ hay các diễn đàn, tôi cảm nhận được bản thân muốn gắn bó với môi trường đại học và có khả năng truyền tải. Sau khi cân nhắc về sở thích, khả năng hiện có, cơ hội đóng góp cho xã hội, tôi quyết định theo đuổi con đường làm giảng viên. Đã quyết tâm rồi thì mình cứ tiến tới thôi.

- Hoài Thương: Khi còn là sinh viên, tôi tò mò tham dự một cuộc thi làm phim về trường và đạt giải xuất sắc. Sau đó, một bạn trong ê kíp dự thi đã giới thiệu tôi vào công việc biên kịch cho một dự án phim ngắn rồi có duyên chuyển lên làm đạo diễn. Đây chính là bàn đạp để tôi thử sức ở hàng loạt công việc liên quan đến biên kịch, đạo diễn như bây giờ.

* Còn Quỳnh Anh thì sao? Bạn sớm có một định hướng rõ như anh Việt An, hay nghĩ rằng mình sẽ dần tìm thấy công việc phù hợp, thậm chí không liên quan tới lĩnh vực được đào tạo như chị Hoài Thương?

- Quỳnh Anh: Khi mới vào Đại học, mình cũng chỉ biết gắng đạt kết quả học tập tốt, đồng thời tham gia các hoạt động ngoại khóa. Nhưng học nhiều, tham gia hoạt động nhiều, làm thêm nhiều, mình tin rằng mình sinh ra để theo ngành giáo dục.

Mình dự định sẽ trở thành blogger về mảng giáo dục và phát triển con người, có thể bao hàm cả ngôn ngữ. Hoặc, cũng có thể chọn một con đường khác liên quan đến giáo dục: giảng viên ngành Education. 

* Như thế, định hướng của Quỳnh Anh cũng có một “độ mở” so với ngành tiếng Anh thương mại mà bạn đang học. Và tôi muốn cả 3 khách mời chia sẻ thêm về việc “tìm thấy”, hoặc chưa “tìm thấy” định hướng của mình khi n là sinh viên?

- Quỳnh Anh: Quả thật, ngành của mình khá rộng. Mình học được nhiều thứ nhưng luôn cảm thấy tất cả đều ở phạm vi rất chung và tổng quát chứ không đi vào một lĩnh vực cụ thể... Điều này khiến mình gặp nhiều khó khăn để tìm được lối đi phù hợp. Chỉ có cách thử thôi, thử và thử rất nhiều.

Thật ra, trước đây, mình xác định sẽ không đi theo nghề giáo viên, nhưng duyên số cứ đẩy mình tới lĩnh vực này (cười). Có lẽ, bản chất mình vốn đã thích các công việc liên quan đến giáo dục, đến con người nên các loại hoạt động hay công việc liên quan cứ đến với mình ngày càng nhiều hơn.

- Việt An: Tôi thích 4 yếu tố mà người Nhật nhắc tới khi chọn ngành nghề: mình thích, mình giỏi, mình sẽ có thu nhập ra sao, sẽ giúp ích cho xã hội thế nào. Lựa chọn trên cả 4 yếu tố ấy, tôi cũng sớm có được định hướng. Tất nhiên, tôi cũng tham khảo ý kiến của gia đình và bạn bè, nhưng điều quan trọng nhất vẫn phải là tự hiểu bản thân mình.

- Hoài Thương: Thật lòng, hồi sinh viên, tôi không có nhiều khái niệm về hướng nghiệp. Mục tiêu của chúng tôi là cố gắng học tốt – khi ngay từ đầu, các thày đã cảnh báo rằng môi trường Đại học “vô dễ, ra khó”. Và khi hết năm thứ nhất, tôi hiểu thêm rằng chuyên ngành đang học không giống với những gì mà tôi tưởng tượng.

Khi ấy, tôi biết rằng mình cần phải có sự thay đổi cho tương lai sau này. Một số công việc làm thêm như làm tư vấn viên, tổ chức sự kiện…cho tôi thêm những kỹ năng mềm, cũng như mong ước về một công việc gắn với sự năng động và đam mê. Tới năm thứ 4, tôi thấy được đam mê ấy khi tham gia các cuộc thi làm phim ở trường, rồi một số cuộc thi khác. Đó là một cú hích, để tôi tin rằng chuyên môn được học không phải là con đường duy nhất để ra ngoài đời.

* Chắc chắn, dù xác định rõ con đường của mình sau khi tốt nghiệp Đại học hay chưa, anh chị đều gặp những khó khăn riêng để hướng tới công việc bây giờ?

- Việt An: Với tôi, trở ngại đầu tiên là ngoại ngữ. Tôi vốn kém về lĩnh vực này nên phải nỗ lực vô cùng nhiều khi học Đại học, cũng như khi quá trình chuẩn bị du học sau đó. Ngoài ra, việc học thạc sĩ để có thể trở thành giảng viên cũng không đơn giản, đó là một level cao hơn hẳn so với đại học .

Rồi, nói thật, khi đi làm, ai cũng mong có thu nhập tốt. Nhưng, giảng viên không phải công việc có mức lương cao khi khởi điểm. Tôi phải xác định tinh thần để quen với điều này và hiểu rằng thành quả sẽ đến khi mình theo đuổi công việc trong một thời gian dài, chứ không ở hiện tại.

- Hoài Thương: Học kinh tế nhưng chọn theo nghề làm phim, gia đình mất niềm tin ở tôi. Thậm chí, bố mẹ còn cắt chu cấp, vì muốn thúc tôi quay sang nghề khác. Đó là quãng thời gian vô cùng mệt mỏi. Và thật sự, động lực để tôi cố gắng đạt giải ở các cuộc thi làm phim luôn gắn với vấn đề tài chính, bên cạnh cái đích thuyết phục người thân về lựa chọn của mình.

Nhìn chung, khi ấy, tôi xác định bản thân luôn phải cố gắng chứng minh năng lực và dành 100% tâm trí cho công việc, với động lực cao gấp đôi gấp ba so với bình thường (cười). ời giúp đỡ bạn.

* Tôi muốn được nghe các bạn đánh giá về sự quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp khi ngồi trên giảng đường?

- Việt An: Với tôi, nó vô cùng quan trọng. Nếu chưa có định hướng sớm, quãng thời gian thực tập vào những năm cuối là cơ hội vàng cho điều này.

Nhưng, cần nói thêm, nếu lỡ có một định hướng thiếu chính xác, mọi thứ chưa phải là chấm hết. Chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm về kỹ năng cần có, về việc loại bỏ những con đường không phù hợp với mình và tự tin bước sang những chọn lựa khác. Cuộc đời con người tính đến thời điểm hết khả năng lao động là 66 tuổi, và việc chậm lại một vài năm cũng không phải vấn đề gì nghiêm trọng.

- Hoài Thương: Việc định hướng khi ra trường nếu diễn ra sớm thì tốt. Nhưng, không phải ai cũng may mắn để hiểu và định hướng cho mình con đường đi đúng ngay. Bởi thế, cần có sự linh hoạt của bản thân. Nếu không có định hướng từ đầu, bạn cần học cách chịu trách nhiệm cho mọi lựa chọn của mình. Hết lòng với nó, hướng đi sẽ ngày càng rõ ràng. Và có thể, trên con đường ấy sẽ dần có ngư

* Cuối cùng, ba vị khách mời có thể chia sẻ thêm với những bạn trẻ về câu chuyện này?

- Việt An: Thực tế, nhiều sinh viên hiện nay chưa nhìn nhận rõ bản thân để tìm được công việc phù hợp. Bất cứ lựa chọn nào cũng có ưu nhược điểm – và nếu có thể, chúng ta nên tìm sự hài hòa nhất nếu chưa thể xác định ngay.

Các bạn đừng chọn công việc tuy gia đình hỗ trợ được nhưng bản thân không hề yêu thích, và cũng được chạy theo những công việc tuy yêu thích nhưng lại luôn thấy mông lung về khả năng và sự phát triển triển của mình. Bước đầu, hãy chọn một ngành ở giữa, nghĩa là có thể bạn không quá thích nhưng đã được đào tạo về nó, và xã hội cũng đang cần. Như thế, các bạn có thể tự nuôi sống bản thân, có khoản lo cho gia đình, rồi trải qua quá trình làm việc vài năm để ngộ ra thêm về hướng đi phù hợp.

- Quỳnh Anh: Với những bạn cũng đang chuẩn bị bước ra đời giống như mình, mình chỉ muốn nói: Chúng ta đều đang có những băn khoăn trăn trở về tương lai, về vấn đề tài chính, rồi việc làm. Nhưng, lo lắng quá mức sẽ không giúp được gì nhiều. Ta hãy cứ bình tĩnh, ngồi lại với bản thân để vạch ra điểm mạnh, điểm yếu, những mục tiêu, dự định… rồi từ từ thực hiện từng bước mộ.

Cuộc đời là của chúng ta, do chúng ta quyết định. Đừng dao động vì ai đó ngoài kia thành công sớm hoặc muộn. Hãy cứ vững tin để đi theo đúng con đường của mình là được.

*Cảm ơn những chia sẻ của các bạn