Có rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau gây ra sự thay đổi trên móng tay. Trong đó, đường lằn trên móng khá phổ biến, đặc biệt nếu đường lằn nằm ngang, chúng có thể đang cảnh báo tình trạng nguy hiểm nào đó,
Đừng chủ quan khi móng tay bạn có những thay đổi bất thường. Tốt nhất khi móng tay xuất hiện dấu hiệu này nên đến bác sĩ để kiểm tra kỹ lưỡng, và có kế hoạch điều trị đúng.
Các loại đường lằn trên móng tay
Có hai loại đường lằn xuất hiện trên móng là đường lằn dọc và đường lằn ngang.
Đường lằn dọc
Đường lằn dọc chạy từ đầu móng đến chân móng, thường không có gì lo ngại, bác sĩ da liễu có thể giúp bạn điều trị nếu gây đau và làm móng tay xấu.
Cùng với sự xuất hiện của đường lằn, móng tay của bạn có thể còn có thêm những dấu hiệu khác như trở nên dày hơn hoặc mỏng hơn, bề mặt mất đi độ mềm mượt, có khe nứt, bị chẻ.
Một số loại bệnh thiếu máu có thể làm xuất hiện các đường lằn trong móng, thường đi kèm với sự thay đổi màu sắc hoặc kết cấu của móng. Ngoài các đường lằn, thiếu máu cũng có thể làm xuất hiện vết lõm trong móng.
Ngoài thiếu máu ra có một số vấn đề khác gây ra lằn trên móng tay bao gồm: Bệnh trachyonychia, bệnh mạch ngoại biên, viêm khớp dạng thấp.
Khi đường lằn trên móng xuất hiện cùng với các triệu chứng khác như móng tay thô hoặc giòn mà không phải do lão hóa có thể là một dấu hiệu của các rối loạn y tế khác và nên được chẩn đoán bởi bác sĩ.
Các đường lằn ngang trên móng
Đường lằn chạy ngang trên móng thường sâu và có nhiều đường khác nhau. Tình trạng này đòi hỏi cần phải được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm.
Đó có thể dấu hiệu của: bệnh thận cấp tính, bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, đường lằn này có thể xuất hiện ở những người đã trải qua hóa trị, bị quai bị hoặc giang mai.
Bất cứ ai khi thấy xuất hiện những đường lằn ngang này phải gặp bác sĩ để chẩn đoán càng sớm càng tốt.
Các nguyên nhân khác và các triệu chứng liên quan
Vì lý do nào nào đó mà móng chấn thương có thể gây sự xuất hiện các đường lằn. Tình trạng này thường là tạm thời, và sẽ lành theo thời gian.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các tình trạng móng có sự thay đổi Ví dụ như nhiều người bị bệnh vẩy nến có thể gặp vấn đề với móng tay và nền móng. Eczema cũng có thể gây ra gãy và đổi màu trong móng cùng với các triệu chứng khác trên da.
Hay như những người có chứng rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân là vì rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến móng. Bệnh Crohn, bệnh celiac và viêm loét đại tràng loét là những ví dụ về các rối loạn có thể khiến cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất để tạo ra các tế bào mới, da và móng tay có thể bị ảnh hưởng.
Chẩn đoán
Lằn móng xuất hiện đột ngột hoặc xuất hiện với bất kỳ triệu chứng nào khác nên được bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt.
Thông thường, lằn móng do thương tích không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tổn hại đến móng, thì nên gặp bác sĩ của ngay lập tức. Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi vết lằn xảy ra như thế nào và bao lâu. Họ cũng có thể hỏi về lịch sử y khoa của người bệnh và bất kỳ triệu chứng khác mà có thể có.
Nếu các bác sĩ nghi ngờ vấn đề bên trong cơ thể gây ra đường lằn trên móng sẽ yêu cầu bệnh nhận thực hiện các xét nghiệm bổ sung như xét nghiệm máu, nước tiểu.
Các cách điều trị
Việc điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân gây ra đường lằn trên móng. Ví dụ, điều trị có thể bao gồm việc áp dụng thuốc mỡ tại chỗ hoặc kem dưỡng da vào tay nếu nguyên nhân là do bệnh eczema. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ cố gắng làm giảm các triệu chứng của bệnh eczema bằng cách kê toa các phương pháp điều trị tại chỗ.
Khi làm như vậy, các tế bào kiểm soát việc tạo ra móng tay có thể được làm lành, điều này sẽ giúp đường lằn biến mất.
Phòng ngừa
Có một chế độ ăn uống đa dạng và lành mạnh là cách tốt cực hướng tới việc cung cấp cho cơ thể lượng nhiên liệu cần thiết để tạo móng tay khỏe mạnh và ngăn ngừa các đường lằn trên móng.
Thường mọi người sẽ có đường lằn trên móng tay khi lớn tuổi là do quá trình lão hóa, tiếc là không có cách nào để ngăn ngừa chúng hình thành.
Nguồn: Medicalnewstoday