Dùng tăm bông ngoáy tai, một phụ nữ suýt bị điếc do thủng màng nhĩ

13:55 24/06/2020

Nhiều người có thói quen dùng tăm bông làm sạch ráy tai sau khi tắm gội và cho rằng nó là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng Li Ruiwen, không nhất thiết phải làm sạch tai quá mức.

Điển hình như trường hợp bệnh nhân người Đài Loan sử dụng tăm bông quá thường xuyên đã suýt bị điếc. Thói quen này tưởng chừng như rất tốt nhưng thật ra lại vô cùng nguy hiểm.

 
Thói quen ngoáy tai thường xuyên thực sự không tốt như nhiều người vẫn nghĩ. (Ảnh minh họa: ETToday)
Thói quen ngoáy tai thường xuyên thực sự không tốt như nhiều người vẫn nghĩ. (Ảnh minh họa: ETToday)

Ngoáy tai thường xuyên, người phụ nữ đối mặt với vấn đề suy giảm thính lực

Theo thông tin trên ETToday, một phụ nữ 56 tuổi người Đài Loan gặp vấn đề về sức khỏe với các triệu chứng ho, đau tai và tiết dịch suốt thời gian dài. Tuy nhiên, thay vì đến bệnh viện khám thì người phụ nữ này tự mua thuốc và nước nhỏ tai ở hiệu thuốc. Tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí người này còn cảm thấy thính lực suy giảm nên đã nhanh chóng tới bệnh viện kiểm tra.

 
Tình trạng tai của bệnh nhân 56 tuổi. (Ảnh: ETToday)
Tình trạng tai của bệnh nhân 56 tuổi. (Ảnh: ETToday)

Tại đây, các bác sĩ đã kết luận tình trạng tai của bệnh nhân xuất hiện nấm mốc trắng, có lớp mủ dày phía bên trong và thủng màng nhĩ. Nguyên nhân là do người phụ nữ có thói quen lạm dụng tăm bông, thậm chí còn dùng thuốc nhỏ tai không có chỉ định của bác sĩ. Sau 2 tháng sử dụng thuốc kháng sinh và chống nấm, tình trạng của bệnh nhân tiến triển tốt hơn và cải thiện về thính giác rõ rệt.

>> Xem thêm: Ngẩn ngơ trước thiếu nữ bị điếc có màu mắt đẹp nhất thế giới

Sử dụng tai nghe, ráy tai thường xuyên, nữ sinh bị nấm mốc mọc trắng trong tai

Một trường hợp khác cũng xảy ra tại Đài Loan và gặp vấn đề về thính lực. Bệnh nhân là một nữ sinh 14 tuổi có triệu chứng ngứa tai. Nguyên nhân là do sau mỗi tiết học bơi ở trường, nữ sinh này đều sử dụng bông tăm để ngoáy tai cho khô. Bác sĩ Li Ruiwen cho hay, tăm bông có thể mang nấm mốc từ không khí bên ngoài vào, bên cạnh đó, nữ sinh còn thường xuyên đeo tai nghe, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường ẩm ướt, nấm trắng xuất hiện và phát triển. 

 
Hình ảnh nấm mốc trắng xuất hiện trong tai. (Ảnh: ETToday)
Hình ảnh nấm mốc trắng xuất hiện trong tai. (Ảnh: ETToday)

Tình trạng tai của nữ sinh cũng tương tự với người phụ nữ 56 tuổi kia, đều xuất hiện nấm trắng mọc trong tai. Ngay sau đó, bệnh nhân này cũng nhận được đơn thuốc và phương pháp điều trị hợp lý do bệnh viện chỉ định.

>> Đừng bỏ lỡ: Xót xa cảnh sao Việt bị điếc, mắt mờ, tiểu đường… không thể chữa trị

Tác hại của việc làm vệ sinh tai quá sạch

Nhiều người cho rằng, ráy tai cần phải loại bỏ mới có thể nghe thông suốt và giữ sạch sẽ cho khu vực thính lực này. Tuy nhiên, ráy tai được tạo ra từ tuyến ráy tai ngoài, có khả năng kháng khuẩn và bảo vệ lỗ tai khỏi các tác nhân xâm nhập bên ngoài. Không cần sử dụng đến bông tăm cũng có thể khiến cho các ráy tai thừa này rơi ra ngoài, bằng cách nói chuyện, nhai thức ăn và đi lại hàng ngày.

 
Sử dụng tai nghe cũng khiến cho tai bị suy giảm thính lực. (Ảnh minh họa: TechZ)
Sử dụng tai nghe cũng khiến cho tai bị suy giảm thính lực. (Ảnh minh họa: TechZ)

Việc làm sạch ráy tai bằng tăm bông thường xuyên hoặc nước nhỏ tai không có chỉ định của bác sĩ có thể khiến cho tình trạng tai chuyển xấu đi. Một số tác hại khó lường như người bệnh gặp triệu chứng ù đặc, điếc, thậm chí là nhiễm trùng nội sọ nếu không được điều trị theo đúng phác đồ kịp thời.

>> Xem ngay: Nhiều người trẻ đang dần bị điếc vì nghe nhạc quá to

Thói quen này hẳn không còn xa lạ với tất cả mọi người. Tuy nhiên, việc gì cũng thế, nếu bạn làm vừa phải thì đó là một điều tốt, nhưng việc lạm dụng ráy tai hoặc nước nhỏ tai chỉ mang lại hậu quả đáng tiếc!

Mang tai nghe nghe nhạc trên đường có thể bị điếc

Giới trẻ ngày nay thường có thói quen đeo tai nghe khi đi ngoài đường để ngăn chặn tiếng ồn bên ngoài, tuy nhiên, nó lại dẫn đến nguy cơ làm suy giảm thính lực nghiêm trọng.

Việc đeo tai nghe khiến cho màng tai bị tác động trực tiếp, làm gia tăng tiếng ồn và còn nguy hiểm hơn so với tiếng ồn bên ngoài.

Bên cạnh đó, có quá nhiều âm thanh gây nhiễu khiến cho người điều khiển phương tiện mất tập trung, phải tăng âm lượng tai nghe.

Điều này càng hủy hoại thính giác của con người chỉ vì một thói quen vô cùng có hại.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY!