Dùng dầu nóng xoa vào vết thương ở chân, người đàn ông bị hoại tử nặng

08:20 23/12/2020

Đối với những vết thương càng nghiêm trọng thì càng phải nghe theo chỉ dẫn của các bác sĩ, không được tự ý bôi thứ lạ lên để tránh tác dụng phụ.

Như trường hợp người đàn ông đến từ TP.HCM dưới đây, cứ nghĩ rằng dùng dầu nóng là có thể giúp giảm đau nhưng ngược lại càng khiến vết thương thêm khó xử lý.

 
Bệnh viện Đại học Y dược là nơi tiếp nhận trường hợp chân bị hoại tử do bôi dầu nóng lên. (Ảnh: Dân Trí)
Bệnh viện Đại học Y dược là nơi tiếp nhận trường hợp chân bị hoại tử do bôi dầu nóng lên. (Ảnh: Dân Trí)

>> Xem thêm: Một người bị thương do điện thoại nổ khi đang vừa dùng vừa sạc pin

Hoại tử vết thương do dùng dầu nóng bôi lên

Theo Zing, PGS Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, gần đây đang tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân N.M.K (TP.HCM) bị nhiễm trùng vết thương và hoại tử phần mềm.

 
Bác sĩ đang kiểm tra vết thương cho bệnh nhân. (Ảnh: Zing)
Bác sĩ đang kiểm tra vết thương cho bệnh nhân. (Ảnh: Zing)

Được biết trước đó ông K. bị tai nạn giao thông dẫn đến thương tổn nghiêm trọng phần chân. Tuy nhiên trong quá trình sơ cứu và khâu vết thương ở trạm y tế địa phương, bệnh nhân đã không được khử trùng triệt để. Người này sau khi về nhà còn lấy dầu nóng xoa lên chân với mục đích giảm đau.

Chỉ vài ngày sau, chân của ông K. đã bị sưng lên và có dấu hiệu hoại tử. Bệnh nhân được chuyển lên Đại học Y dược TP.HCM và lập tức được để điều trị. Hiện tại vết thương của ông K. đã hồi phục tốt. Các bác sĩ cũng hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc tại nhà cũng như hẹn tái khám.

>> Có thể bạn quan tâm: Cô gái bị thương nhập viện khâu 20 mũi vì bồn cầu bị vỡ

Nên làm gì sau khi bị chấn thương?

Từ trường hợp của bệnh nhân K. đã cho thấy tầm quan trọng của việc nắm bắt cách xử lý cũng như chăm sóc vết thương tại nhà. Bởi lẽ điều này ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ phục hồi sau chấn thương của người bệnh.

 
Nên dùng cách chườm lạnh để giảm đau cho vết thương. (Ảnh minh họa: Hello Bác Sĩ)
Nên dùng cách chườm lạnh để giảm đau cho vết thương. (Ảnh minh họa: Hello Bác Sĩ)

Theo bác sĩ Khanh khuyến cáo, khi bị chấn thương, bệnh nhân nên hạn chế vận động, nghỉ ngơi để vết thương được cố định. Không dùng dầu nóng mà có thể dùng túi chườm lạnh để giảm đau cũng như giúp vết thương không lan rộng, giảm phù nề. Trong vòng 3 ngày nếu không nhận thấy sự cải thiện thì cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ can thiệp, chẩn đoán.

“Thuốc giảm đau, kháng viêm để điều trị các chấn thương phần mềm có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc, nhất là với những người có nhiều bệnh nền” – bác sĩ Khanh chia sẻ với Zing.

 
Không được tự ý dùng thuốc giảm đau, kháng viêm mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. (Ảnh minh họa: Sức Khỏe Đời Sống)
Không được tự ý dùng thuốc giảm đau, kháng viêm mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. (Ảnh minh họa: Sức Khỏe Đời Sống)

>> Đừng bỏ lỡ: Thanh niên bị thương nặng khi đá giao hữu

Điều quan trọng là hãy giữ cho bản thân an toàn, không gặp phải chấn thương. Tuy nhiên nếu sự cố không may xảy ra, hãy tìm đến bác sĩ để điều trị kịp thời cũng như nhận lời khuyên đúng đắn nhé.

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

CÁC CÁCH GIÚP VẾT THƯƠNG MAU LÀNH, KHÔNG ĐỂ LẠI SẸO

Vết thương dù là lớn hay nhỏ chỉ cần biết cách chăm sóc sẽ tránh được bị nhiễm trùng hay để lại sẹo mà tốc độ hồi phục cũng nhanh hơn.

Điều quan trọng nhất đó là phải biết làm sạch vết thương. Hãy rửa vết thương với nước sạch mát cùng với xà phòng nhẹ trong khoảng 10 – 15 phút. Điều này sẽ giúp làm dịu vết thương cũng như loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn.

Những sản phẩm từ thiên nhiên như dầu dừa hay nghệ… có khả năng chữa lành vết thương cũng như làm liền sẹo đáng kinh ngạc nhờ tính chất kháng khuẩn, chống viêm… Chỉ cần thoa chúng lên vết thương rồi dùng băng y tế băng vết thương lại là được.

Xem thêm tại đây!