Nhắc tới hai chữ “vay tiền”, chắc hẳn không ít người trong chúng ta đều “có một sự chột dạ không hệ nhẹ” đấy nhỉ? Bởi trong khoảnh khắc thanh xuân đẹp đẽ này, có ai mà không đôi ba lần bỏ hết cả “liêm sỉ” đi vay mượn chút ít. Thế nhưng, thực tế đã chứng mình, đứa cho vay đôi khi còn đau khổ gấp trăm ngàn lần đứa đi vay đấy nhé!
Vay được phải trả được, nghe chưa? (Ảnh: Phương Phong)
Đã khi nào bạn nghe kể về những thành phần chuyên “nợ xấu” chưa? Rằng đòi mãi thì không trả, khất hết lần này đến lần khác trong khi vẫn thấy chúng nó check-in sang chảnh, trông mới “ngứa mắt” làm sao. Hoặc là kiểu vay thì 1 cục nhưng đến lúc trả lại "trả góp". Ôi muôn vàn cái khổ của kẻ cho vay tiền!
Sống trên đời thì ai cũng có đôi lần thiếu thốn, thế nên nếu muốn là “gương mặt có uy tín” khi đi vay tiền, hãy nhớ những nguyên tắc cơ bản của một con nợ sau đây nhé!
Trả đúng thời hạn như đã thỏa thuận
Một trong những nguyên tắc "bất di bất dịch" trong vay tiền đó là tuân thủ theo đúng thời gian trả nợ đã thỏa thuận từ trước, có như vậy mới giữ được uy tín. Chẳng ai cho vay tiền mà không nói rõ hôm nào phải trả cả, vậy nên cứ đúng thế mà làm.
Nếu đã hứa tháng sau trả tức là tháng sau, chứ không phải đến hết tháng rồi vẫn im lìm, đợi lúc người ta cất công đi hỏi rồi mới chơi trò “khất nợ” cùng hàng ngàn lý do trên trời dưới biển. Thậm chí, có đứa còn dây dưa cả năm trời luôn, làm như vậy lần sau ai dám cho vay nữa bạn ơi!
Hãy trả tiền chị đúng thời hạn. (Ảnh: Phương Phong)
Vay 1 cục thì đừng "trả góp"
Nếu một ngày đẹp trời, đứa bạn cho vay 10 triệu "tiền tươi thóc thật", thì xin hãy các con nợ hãy nhớ rằng, hãy trả đúng đủ 1 cục 10 triệu chứ đừng đưa lắt nhắt mỗi lần 1 ít nhé. Đưa như vậy, tiền nát mất, rồi chính chủ biết phải làm sao?
Điển hình còn có những đứa đi vay thì năn nỉ có có càng nhiều càng tốt, nhưng đến lúc trả thì không khác gì trả góp không lãi suất không kỳ hạn. Bạn ơi, tôi đâu có phải cái ngân hàng, mà nếu có là ngân hàng thật thì cũng mời pháp luật vào cuộc với những đứa “nợ xấu” như bạn rồi.
Chị không thích kiểu trả góp như thế! (Ảnh: Phương Phong)
>> Bạn có tin: Người yêu mượn 200 ngàn hứa có lương sẽ trả, nên đồng ý hay từ chối?
Tuyệt đố không so đo với chủ nợ
Có một thực tế đáng buồn là rất nhiều người đi vay tiền không chịu trả nhưng luôn miệng kì kèo, so đo nguồn thu nhập với chủ nợ. Rằng bạn có cả trăm triệu mà tôi nợ có vài triệu bạc cũng đòi lên đòi xuống! Ơ hay, đó là tiền của mình mà, mình làm ra bao nhiêu không liên quan đến việc mình đòi nợ bạn.
Lúc đi vay ngọt ngào bao nhiêu, sao lúc bị đòi nợ lại “thái độ” vậy chứ? Kể cả có kiếm ra hàng trăm triệu đi chăng nữa thì đó cũng là đồng tiền đầy “mồ hôi nước mắt”, dễ đâu mà đem đi làm “từ thiện” cho những kẻ lười lao động mà chỉ biết đi vay, đã thế còn xấu tính nữa chứ.
So đo gì với chị đấy! (Ảnh: Phương Phong)
Không được “chuyển giao” số nợ sang cho người khác
Ví dụ nhé, bạn mượn tiền của chị A, nhưng anh B lại đang nợ tiền bạn. Thế là một ngày đẹp trời khi chị A đòi tiền, bạn bỗng thản nhiên kêu chị qua đòi anh B luôn, vậy là một công đôi việc. Ôi trời, nghĩ gì mà khôn vậy chứ!
Người ta cho bạn vay tiền chứ không kiêm chân “đòi nợ thuê” mà bạn “chuyển giao” số nợ 1 cách nhanh gọn như vậy. Hãy nhớ một câu “oan có đầu nợ có chủ”, đứa nào vay tiền đứa nào thì tự thu xếp mà trả, không chuyện “bắc cầu” trong quan hệ chủ nợ và con nợ ở đây.
Chị không phải dân “đòi nợ thuê”. (Ảnh: Phương Phong)
>> Xem thêm: Cho “crush” vay 5.000, tiền không đòi được nhưng “lãi” hơn cả mong đợi
Đừng vác bộ mặt như đi đưa đám tới trả nợ
Đã khi nào bạn cho ai đó vay tiền mà gặp phải tình cảnh “nhận lại thì thương mà cho thì không đành” chưa? Bởi vì lúc cầm tiền của mình thì nó tươi như hoa, đến lúc trả lại mình thì nó ngồi than khoác, kêu đi gom tiền khổ sở lắm mới đủ để trả, vân vân và vân vân…
Ô hay, gom kiểu gì thì kệ bạn chứ! Bạn nợ tiền mình thì bạn phải trả, đừng có cái kiểu lúc vay thì vui mừng hạnh phúc, lúc trả lại mang theo cái bộ mặt như đưa đám, làm như ai ép buộc vậy. Có vay, có tiêu được thì phải trả được, đó là quy luật rồi!
Làm như ai ép trả nợ vậy. (Ảnh: Phương Phong)
>> Đừng bỏ lỡ: Cho bạn thân 15 năm vay tiền và cái kết không khỏi bất ngờ
Ngừng “sống ảo” khi còn ôm nợ trong người
Thực sự mà nói, “sống ảo” vốn là nhu cầu không thể thiếu của thế hệ trẻ hiện nay, nhưng bất cứ sở thích nào cũng vậy, nó phải phù hợp với hoàn cảnh và môi trường xung quanh. Điển hình như việc bạn đang thiếu nợ người ta mà ngày đêm check-in ở quán bar sang chảnh hay những chuyến du lịch xa xỉ. Thực sự là “ngứa mắt” vô cùng đấy nhé!
Chủ nợ tự hỏi, bạn đang kêu thiếu tiền mà tại sao vẫn có kinh phí để đi ăn chơi nhảy múa vậy? Có tiền thì trả người ta trước đi đã, ai cũng có việc cần dùng đến tiền mà bạn còn “mặt dày” tới mức khoe khoang với cả thế giới rằng mình giàu có và sang chảnh trong khi nợ nần chồng chất hay sao? Có kẻ “cao tay” hơn còn ấn nút “hạn chế người xem” khi đăng check-in nữa cơ, nhưng bằng một cách nào đó, chủ nợ vẫn biết và không bao giờ có lần sau vay tiền nữa đâu.
Sang chảnh thế mà không có tiền trả chị à? (Ảnh: Phương Phong)
Có ai đó đã từng nói, muốn có quan hệ bạn bè bền vừng dài lâu thì không nên dính tới chuyện tiền nong. Quả đúng là như vậy thật, trên đời này có chuyện quái gì mà không thể xảy ra nhỉ? Nhưng nói đi cũng phải nói lại, ai mà không có lúc khốn khó nên tìm được một “chỗ dựa” là điều hạnh phúc nhất.
Vậy thì, hãy ghi nhớ những nguyên tắc khi vay tiền trên đây để không bị “mất uy tín” nhé. Và cùng chia sẻ để những “con nợ” của bạn được biết nào!
Tổng hợp
Hãy tiếp tục cập nhật những tin tức mới nhất tại YAN!
NỖI KHỔ CHO BẠN VAY TIỀN
Đã không ít lần, trên mạng xã hội có chia sẻ rất nhiều bài viết than thở của những “nạn nhân” đem lòng tốt đi giúp đỡ bạn bè nhưng nhận về cái kết đắng ơi là đắng. Mình trao lòng tốt bằng cách cho vay tiền và bị quỵt tiền hoặc không thu hồi được nợ, đúng là vừa mất tiền vừa mất bạn!
Nếu một ngày đẹp trời, ai đó hỏi bạn có tiền không cho vay thí bạn sẽ xử lý thế nào? Thật sự, vừa muốn cho bạn vay nhưng lại sợ cho vay rồi có đòi được không, đặc biệt là với đối tượng “không được uy tín cho lắm”. Đây quả thực là một tình huống khó xử. Hãy nghe lời chia sẻ từ một người chuyên kinh doanh và có nhiều mối quan hệ về việc cho vay và ủy thác tiền bạc để có thếm kinh nghiệm.
>> Xem thêm TẠI ĐÂY!