Càng gần cuối năm, thông tin giá cả thị trường càng được bà con quan tâm hơn cả. Báo Tuổi Trẻ cho biết, hiện nay, nhiều nhà sản xuất, bán lẻ đang đứng trước lo ngại thị trường tháng 12 sẽ tăng giá mạnh, trong đó một phần nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng lúc này có xu hướng tăng, gây áp lực lên cung cầu.
Các mặt hàng trong siêu thị luôn được bán theo giá niêm yết. (Ảnh: Dân tộc và Phát triển)
Nhiều mặt hàng điều chỉnh tăng giá
Chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Hà, giám đốc một công ty chuyên sản xuất thực phẩm mì các loại, thông tin, từ năm 2020, giá nguyên liệu đầu vào đã tăng cao và đến thời điểm này vẫn "tăng kinh khủng" từ 20-40% khiến giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng cũng phải tăng giá từ 10-25%.
Tuy nhiên, theo lời ông Hà, công ty ông không phải đơn vị duy nhất chịu áp lực giá nguyên liệu. Thực tế, mặt bằng giá mới này xảy ra với tất cả các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm, nhất là trong giai đoạn phục hồi sau dịch thì nó càng rõ rệt hơn. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn đang "đau đầu" với bài toán thiếu hụt lao động, làm cho việc khôi phục sản xuất trắc trở hơn, lượng hàng bán ra chậm.
Do ảnh hưởng của dịch nên nhiều người đi siêu thị cẩn trọng hơn. (Ảnh: Vietnamnet)
Tương tự, các mặt hàng thực phẩm đông lạnh, chế biến cũng phải áp dụng bảng giá mới, tăng 10-25% từ cuối tháng 10 đến nay; một số ít được giữ giá là do hàng tồn kho. Trong khi đó, nhóm hàng hóa mỹ phẩm có mức tăng 6-12% từ giữa tháng 10. Để khách hàng cảm thấy thoải mái hơn, từ từ thích nghi, một số doanh nghiệp đã dùng cách vừa điều chỉnh giá vừa giảm size, tránh cảm giác tăng quá nhiều.
Có thể kể đến dầu gội đầu của hãng D., được hạ size từ 640ml xuống còn 621ml, tương đương tăng giá 3%; hay dầu gội hãng C. vừa giảm size vừa tăng giá nhẹ từ 630ml xuống còn 618ml; các mặt hàng khác như chất tẩy rửa, bột giặt, rau củ, đồ may mặc,... cũng tăng từ 3-9%.
>>Xem thêm: Giá xăng dầu đồng loạt tăng cao, lên mức cao nhất trong nhiều năm
Khó khăn của các doanh nghiệp
Nói về khó khăn của các doanh nghiệp, bà Lý Kim Chi - chủ tịch Hiệp hội Lương thực, thực phẩm giải thích, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá sản phẩm: Một là, nguyên liệu dữ trữ thời gian qua đã được doanh nghiệp dùng gần hết. Hai là, hiện nay sức mua đang ở mức rất thấp.
"Trong suốt mùa dịch, các doanh nghiệp này đã nỗ lực không tăng giá đồng nào, kể cả những đơn vị không tham gia chương trình bình ổn giá. Nhưng bước vào tháng 12, nhiều mặt hàng sẽ phải điều chỉnh tăng giá vì áp lực đầu vào, nguyên liệu, chi phí sản xuất rất lớn", báo Tuổi Trẻ dẫn lời bà Chi.
Nhiều doanh nghiệp đã trở lại sản xuất sau dịch. (Ảnh: Báo Bình Dương)
Hiện nay, dù các nhà bán lẻ đang rất nỗ lực nhưng có thể các chương trình khuyến mãi sẽ ít hơn so với mọi năm. Họ đang phải lựa chọn giữa việc ngưng nhập hàng giá cao hoặc chấp nhận giá mới và chuyển sang người tiêu dùng. Không chỉ hệ thống bán lẻ mà các siêu thị lớn cũng chung hoàn cảnh, vì thế, nhiều khả năng trong các tháng cuối năm, hệ thống dự kiến sẽ hạn chế tổ chức sự kiện, chương trình kích cầu tại điểm bán, thay vào đó, tập trung vào các ưu đãi về giá cho các sản phẩm thiết yếu.
>>Đọc thêm: Giá gas lại biến động: Giãn cách nấu ăn ở nhà thêm tốn kém
Nhiều hàng quán bị ảnh hưởng
Chịu sự tác động trên nên nhiều hàng quán tại TP.HCM đã buộc phải tăng giá. Anh T., chủ quán hủ tiếu trên đường Cao Thắng, quận 3 cho hay, hiện nay, mỗi tô anh phải tăng 5.000 đồng, từ 50.000 đồng lên 55.000 đồng để cân bằng nguyên liệu đầu vào cao vọt như đường từ 27.000 đồng lên 40.000 đồng; bột ngọt tăng hơn 30%.
Hay anh M., chủ một quán phở trên đường Võ Văn Tần, quận 3, ngậm ngùi: "Nếu không tăng giá thì bán không còn lời nên đành phải tăng giá".
Các quán ăn bình dân cũng chịu sự tác động về giá nguyên liệu. (Ảnh: Cánh Cò)
>>Có thể bạn chưa biết: Thịt lợn tăng giá, bún bò, hủ tiếu cũng ào ạt tăng theo
Tuy nhiên, có một số cửa hàng dù biết là lỗ nhưng vẫn phải chấp nhận không tăng giá để giữ khách, nhất là trong lúc đang ít khách như hiện nay. Ông T., CEO một chuỗi cà phê tâm sự: "Chúng tôi định vị phân khúc là cà phê bình dân, cuộc cạnh tranh càng gay gắt, một ly cà phê giá 15.000 đồng chỉ cần tăng lên 1.000 - 2.000 đồng đã ảnh hưởng rất lớn, mất khách như chơi. Để giữ khách, có doanh thu tồn tại qua thời kỳ khó khăn này, chúng tôi phải chấp nhận lời ít, tìm mọi cách giữ giá".
Với những biến động thị trường như đã dự báo, nếu chúng ta biết cách chi tiêu và sắp xếp hợp lý thì có thể mọi việc sẽ không quá xáo trộn.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
GIÁ VÀNG GIẢM MẠNH SAU MỘT TUẦN LEO ĐỈNH
Giá vàng vẫn luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm, đưa ra những dự đoán khác nhau. Thời gian vừa qua, giá vàng đã có chuỗi ngày leo đỉnh miệt mài, có lúc vượt mức 60 triệu đồng. Tuy nhiên, trong phiên giao dịch đầu tuần (ngày 15/11), giá vàng miếng tại nhiều doanh nghiệp đã dần hạ nhiệt, giảm từ 100-200 ngàn đồng, ở quanh mức 60 triệu đồng.
Còn vàng nhẫn, vàng nữ trang lại có giá thấp hơn so với vàng miếng khá nhiều. Cụ thể, vàng nhẫn mua vào - bán ra lần lượt là 52,9 triệu đồng/lượng và 53,7 triệu đồng/lượng.