Vẫn luôn là vấn đề được đặc biệt chú ý, dịch Covid-19 khiến mọi người quan tâm và bàn luận nhiều hơn trong thời gian này. Không chỉ là những ca nhiễm mới, cách phòng dịch mà các nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch cũng khiến mọi người phải dõi theo sát sao.
Không dõi theo sao được khi họ, những “thiên thần áo trắng” vẫn đang ngày đêm chống dịch, chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Dù nhiều ngày không được về bên gia đình, phải làm việc vất vả ngày đêm, song họ vẫn luôn lạc quan, vui vẻ và cống hiến hết mình trong cuộc chiến đầy thử thách.
Nhân viên y tế luôn nỗ lực trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. (Ảnh: Tuổi Trẻ).
Những dòng nhật ký đầy xúc động
Mới đây, báo Dân trí đã đăng tải những dòng nhật ký đầy xúc động của một nam điều dưỡng đang tham gia điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Huế được dân mạng chú ý. Thông qua từng dòng chữ, nam điều dưỡng đã gửi đến mọi người cảm xúc của mình và có lẽ cũng là của những ai đang nơi tuyến đầu chống dịch.
Dòng nhật ký mà nam điều dưỡng viết khiến nhiều người xúc động. (Ảnh: Dân Trí).
“Nhật ký Covid-19 9/3/2020
Bệnh nhân tạm ổn, không sốt. Mình cũng cố gắng tạo sự thân thiện giữa cán bộ y tế với người bệnh. Họ cảm thấy rất vui khi tiếp xúc với mình.
Thực sự nhận nhiệm vụ mới từ Ban giám đốc mình rất lo lắng. Tuy nhiên vì cộng đồng, vì sự tin tưởng của cấp trên giao, mình sẽ cố gắng hết sức.
Nếu lỡ mình bị nhiễm Covid-19 và không thể vượt qua căn bệnh này, mình xin lỗi vì mình đã làm việc hết tâm, hết sức. Mình đã làm bằng cả trái tim và nhiệt huyết, đồng thời cố gắng phòng để tránh lây cho bản thân. Nhưng, con virut này quá mạnh, quá tàn nhẫn nên mình không thể…
Xin lỗi vợ và xin lỗi con. Hãy tiếp bước những gì ba chưa hoàn thành”.
Đôi lời gửi tới vợ con của nam điều dưỡng. (Ảnh: Dân Trí).
“Nhật ký Covid-19 – Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 – khu cách ly – 24/3/2020
Nhìn những bệnh nhân lần lượt ra viện mà lòng tôi vui mừng khó tả. Cái cảm giác lạ lắm! Bệnh nhân lành bệnh mà như chính người thân ruột thịt mình lành bệnh.
Thành quả này không chỉ riêng tôi mà đó là một sức mạnh của tập thể. Ngày đầu vào làm khu vực cách ly này tôi lo lắm, tôi sợ mình bị lây nhiễm từ bệnh nhân rồi ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Thậm chí tôi còn sợ mình không còn trên cõi đời này nữa.
Nhưng không! Sự quan tâm sâu sắc động viên từ Ban giám đốc tôi đã vững tin hơn rất nhiều. Bác Hiệp, bác Xuân và rất nhiều bác nữa trong Ban giám đốc đã xuống tận nơi tôi làm việc để động viên, chia sẻ với chúng tôi. Rồi bác Khoa làm việc cùng chúng tôi. Tất cả chúng tôi trở thành một khối đoàn kết một lòng vững tin chống dịch.
Sự gần gũi, quan tâm của các bác đã như một động lực, như một ngọn lửa bùng cháy trong tim của tất cả chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy tự hào khi là thành viên của đội chống dịch Covid-19. Anh chị em ai cũng động viên nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao, để khỏi phụ công lao của Ban giám đốc, của Điều dưỡng trưởng bệnh viện đã tin tưởng chúng tôi, giao cho chúng tôi trọng trách quan trọng của lịch sử”.
Cảm xúc của nam điều dưỡng trong dòng nhật ký. (Ảnh: Dân Trí).
Công việc ở nơi tâm dịch là trọng trách quan đối với nam điều dưỡng. (Ảnh: Dân Trí).
>> Có thể bạn chưa biết: Bệnh nhân 92 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam là du học sinh Pháp
Nam điều dưỡng nơi tâm dịch
Tìm hiểu kỹ hơn thì những dòng nhật ký này được chia sẻ trên báo Dân Trí và theo như nguồn tin, nam điều dưỡng này đã làm việc xuyên suốt từ ngày 9/3 cho đến nay được 17 ngày rồi. Dĩ nhiên, công việc tại nơi tâm dịch khiến anh không thể về nhà và chỉ được gặp gia đình, vợ con thông qua chiếc smartphone mà thôi.
Bước vào công tác chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19, nhân viên y tế hầu hết đều không thể về nhà. (Ảnh: Tiền Phong).
Tại nơi tâm dịch, hầu hết thời gian của nam điều dưỡng dành cho việc chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Dù mỗi ngày phải mặc những bộ trang phục bảo hộ nóng bức, khó chịu, dù phải làm việc liên tục để đảm bảo việc chăm sóc cho các bệnh nhân diễn ra tốt đẹp thì nam điều dưỡng vẫn vui vẻ, lạc quan và dành trọn tâm huyết của mình cho công việc.
Thực tế, khi tham gia vào công tác chống dịch, bước vào việc điều trị, chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 thì cả nam điều dưỡng lẫn các đồng nghiệp của anh đều không thể biết được đến khi nào mình sẽ được nghỉ ngơi và quay trở về với cuộc sống bình thường.
Những bộ bảo hộ nóng bức, khó chịu là thứ gắn liền với các y bác sĩ hằng ngày nơi tâm dịch. (Ảnh: Kinh tế Đô thị).
>> Xem thêm: Chủ tịch Hà Nội: Có trường hợp phải cách ly tại nhà nhưng vẫn ra ngoài
Cư dân mạng cảm động, mong các anh giữ gìn sức khỏe và tiếp tục chiến đấu
Sau khi dòng nhật ký của nam điều dưỡng được chia sẻ, nhiều cư dân mạng đã để lại lời bình luận tỏ ý biết ơn, trân trọng những gì mà các y bác sĩ đang làm nơi tuyến đầu chống dịch. Ai nấy đều mong các y bác sĩ giữ gìn sức khỏe thật tốt để tiếp tục làm việc và thực hiện công tác điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Cùng xem qua một vài bình luận của cư dân mạng nhé:
Một số bình luận của cư dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình).
- “Công việc này thật sự cao cả, cảm ơn các y bác sĩ rất nhiều, hãy thật khỏe mạnh để tiếp tục công tác chống dịch nhé”.
- “Đọc mà khóe mắt cay cay, mong mọi người hãy ý thức thêm một chút để tránh lây lan và đỡ thêm việc cho các y bác sĩ, họ đã rất vất vả rồi”.
- “Họ chính là những “thiên thần áo trắng”, cảm thấy rất biết ơn những gì mà các y bác sĩ đã và đang làm”.
- “Cảm ơn tất cả các y bác sỹ, bộ đội, điều dưỡng, những người tham gia công tác phòng chống dịch và phục vụ mọi người”.
Những nỗ lực của các y bác sĩ thật sự đáng trân trọng. (Ảnh: Dân Trí).
>> Đọc thêm: Lịch trình di chuyển của bệnh nhân Covid-19 thứ 100: Đi lễ 5 lần/ngày
Chỉ là đôi dòng nhật ký thôi, vậy nhưng nam điều dưỡng đã phần nào truyền tải được cảm xúc của anh, của những người đang dồn hết tâm sức trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Hi vọng mọi người sau khi xem có thể hiểu rõ hơn nỗi vất vả, khó khăn của các y bác sĩ nơi tâm dịch và hơn hết là hãy “ở nhà”, ngừng đi lại nếu không thật sự cần thiết để dịch bệnh sớm được đẩy lùi nhé!
Cùng đón đọc những tin tức mới nhất từ YAN nha!
VIỆT NAM GHI NHẬN 148 CA NHIỄM COVID-19
Những ngày vừa qua, ca nhiễm Covid-19 không ngừng tăng lên khiến các y bác sĩ nơi tuyến đầu phải nỗ lực hơn trong việc chống dịch.
Được biết, đến sáng ngày 26/3, Bộ Y tế đã công bố thêm 7 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 lên 148 trường hợp.
Trong số 7 ca nhiễm mới này, hầu hết đều là ca nhiễm ở Hà Nội và TP.HCM, có 1 ca được ghi nhận ở tỉnh Nghệ An.
Tất cả những bệnh nhân nhiễm Covid-19 hiện đều đã được tiến hành cách ly và điều trị với tình trạng sức khỏe ổn định.
Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!
Các diễn biến mới nhất về dịch Corona sẽ liên tục được cập nhật TẠI ĐÂY!