Điều khiển xe máy, ô tô chậm hơn tốc độ tối thiểu cũng sẽ bị phạt tiền

17:20 09/06/2020

Trong luật giao thông đường bộ, chạy quá tốc độ quy định đương nhiên sẽ bị xử phạt. Vậy ngược lại, hành vi điều khiển phương tiện chậm thì có bị phạt hay không?

Câu trả lời là có. Bởi không chỉ đi nhanh, mà ngay trong nhiều tình huống, việc điều khiển xe cơ giới chạy chậm hơn so với quy định cũng có thể dẫn đến nhiều sự cố ngoài ý muốn.

 
Đi nhanh bị phạt, vậy đi chậm quá thì sao? (Ảnh minh họa: Báo Giao thông)
Đi nhanh bị phạt, vậy đi chậm quá thì sao? (Ảnh minh họa: Báo Giao thông)

Ôtô có thể bị phạt từ 400 nghìn đồng đến một triệu đồng

Đối với các trường hợp phương tiện đường bộ đi chậm và gây ảnh hưởng đến giao thông, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có các chế tài xử phạt cụ thể như sau: 

- Phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng theo điểm b khoản 2 điều 5 với các trường hợp: Tài xế điều khiển ôtô, phương tiện tương tự ô tô chạy thấp hơn so với phương tiện đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các phương tiện khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ cho phép.

- Phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến một triệu đồng theo điểm s khoản 3 điều 5 cho các trường hợp: Ô tô và phương tiện tương tự chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định về tốc độ tối thiểu cho phép.

 
Các phương tiện như xe hơi có thể bị phạt tới 1 triệu đồng nếu đi chậm hơn tốc độ tối thiểu. (Ảnh minh họa: CafeF)
Các phương tiện như xe hơi có thể bị phạt tới 1 triệu đồng nếu đi chậm hơn tốc độ tối thiểu. (Ảnh minh họa: CafeF)

>> Xem thêm: Lỗi không mang bảo hiểm xe máy thì có được phép đóng phạt tại chỗ?

Xe máy nhận mức phạt từ 100 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng

Đối với các phương tiện như xe môtô, xe gắn máy, xe máy điện và các xe tương tự, mức phạt với hành vi đi chậm như sau:

- Phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng theo điểm d khoản 2 điều 6 với các trường hợp: Xe môtô, gắn máy (bao gồm xe máy điện), các phương tiện tương tự chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gân ảnh hưởng đến giao thông.

- Phạt từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng theo điểm q khoản 1 điều 6 với các trường hợp: Xe môtô, gắn máy (bao gồm xe máy điện) và các phương tiện tương tự di chuyển dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định.

- Phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng theo điểm i khoản 3 điều 7 với các trường hợp: Người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dụng chạy chậm hơn tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ đã có quy định về tốc độ tối thiểu cho phép.

 
Với xe gắn máy, mức phạt thấp hơn một chút. (Ảnh minh họa: Tài nguyên & Môi trường)
Với xe gắn máy, mức phạt thấp hơn một chút. (Ảnh minh họa: Tài nguyên & Môi trường)

>> Có thể bạn quan tâm: TP.HCM lắp camera trên 25 đoạn đường để phạt nguội vi phạm giao thông

Tốc độ tối thiểu là bao nhiêu?

Tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT đã có quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới. Trong đó trên các nhánh đường ra vào cao tốc, khi có biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ trên biển không được dưới 50 km/h. Điều này đồng nghĩa với việc tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc là 50 km/h. Thực tế, tốc độ tối thiểu và tối đa sẽ được ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường tại các làn xe. Vì thế các tài xế phải hết sức chú ý khi tham gia giao thông để tránh vượt quá tốc độ cho phép và đi thấp hơn tốc độ tối thiểu.

 
Các phương tiện cần chú ý đến tốc độ tối thiểu cũng như tối đa. (Ảnh minh họa: Giao thông)
Các phương tiện cần chú ý đến tốc độ tối thiểu cũng như tối đa. (Ảnh minh họa: Giao thông)

 
Bên cạnh đó cũng cần chú ý đi đúng làn đường. (Ảnh minh họa: Thanh Niên)
Bên cạnh đó cũng cần chú ý đi đúng làn đường. (Ảnh minh họa: Thanh Niên)

>> Đừng bỏ lỡ: Đôi vợ chồng bị tai nạn đúng một chỗ cách nhau 10 phút do cùng lỗi sai

Như vậy là chúng ta cũng cần phải chú ý khi điều khiển phương tiện trên đường, không được chạy quá nhanh sẽ dẫn đến mất kiểm soát, có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc và cũng không được di chuyển quá chậm, gây ảnh hưởng đến tuyến giao thông cũng như các phương tiện khác.

Thông tin từ: VnExpress.

Đón đọc các tin tức nóng hổi cùng cộng đồng tại YAN nhé!

Những biển báo về tốc độ yêu cầu bạn cần biết

Vi phạm chạy quá tốc độ hay thấp hơn tốc độ tối thiểu thì bạn đều có thể bị xử phạt. Chính vì thế một trong những điều cần chú ý đó chính là xác định biển báo giới hạn tốc độ để tránh vi phạm nhé.

Biển báo tốc độ tối đa cho phép: Số hiệu của biển báo này là 127, có hiệu lực cấm các phương tiện cơ giới chạy lớn hơn tốc độ ghi trên biển báo đặt tại tuyến đường, trừ các phương tiện ưu tiên.

Biển báo tốc độ tối đa cho phép hình tròn, có viền đỏ và số liệu bên trong. Biển thường được áp dụng tại những đoạn đường đồng xe qua lại hay các công trình. Trị số trên biển được hiểu là tốc độ tối đa cho phép (đơn vị km/h). Ví dụ: Trên biển báo ghi là 40, tức là tốc độ mà lái xe lưu thông không được lớn hơn 40km/h.

Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép:  Biển báo này mang số hiệu 306, có hiệu lực cấm các phương tiện cơ giới chạy với tốc độ nhỏ hơn số ghi trên biển.

Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép có hình tròn, nền xanh dương và số màu trắng. Trị số trên biển là tốc độ tối thiểu với đơn vị là km/h. Loại biển báo này áp dụng tại những khu đông dân cư, có xe chạy tốc độ cao. Những phương tiện cơ giới không đạt tốc độ tối thiểu ghi trên biển thì không được đi vào những đoạn đường này.

Ngoài ra còn có biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa, có hình tròn, viền xanh dương, nền trắng kèm 3 sọc đen đè lên trị số và biển báo hết hạn chế tốc độ tối thiểu có hình hình, nền xanh, đường kẻ đỏ chéo đè lên trị số.

Đón đọc các tin tức về đời sống xã hội tại YAN nhé!