Trong thời đại công nghệ 4.0, phương thức thanh toán trực tuyến luôn được khuyến khích nhằm thao tác nhanh - gọn khi sử dụng tất cả các dịch vụ. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của người dân, Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp hàng trăm dịch vụ công trực tuyến để người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện thao tác trực tuyến.
Cụ thể từ cuối tháng 12/2019, 8 nhóm dịch vụ công đã ra đời, cho đến nay số lượng lên đến hơn 700 dịch vụ. Kể cả những dịch vụ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong mùa dịch Covid-19 cũng đã được cập nhật từ ngày 12/5 vừa qua.
Hình ảnh CSGT lập biên bản cho người vi phạm. (Ảnh: Tiền Phong)
Triển khai dịch vụ nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến
Từ 1/7, Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ cung cấp thêm 6 dịch vụ mới liên quan đến lĩnh vực nộp phạt vi phạm giao thông. Cụ thể, 6 dịch vụ bao gồm: Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của CSGT trong phạm vi toàn quốc; Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của thanh tra giao thông; Chứng thực bản sao từ bản chính; Đóng bảo hiểm tự nguyện; Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế; Cấp đổi giấy phép lái xe cấp độ 4.
Dịch vụ nộp phạt đã được thí điểm hồi tháng 3/2020 tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Bình Thuận. Sau 4 tháng chạy thử thì sẽ áp dụng dịch vụ này trên phạm vi toàn quốc từ thứ 4 tới đây.
Hình thức nộp phạt vi phạm giao thông sẽ áp dụng toàn quốc từ 1/7. (Ảnh: Chụp màn hình)
>> Đừng bỏ lỡ: Từ 12/3/2020, người vi phạm giao thông có thể nộp phạt qua mạng
Những dịch vụ trực tuyến hỗ trợ người dân do ảnh hưởng của Covid-19
Bên cạnh các dịch vụ nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến thì vào tháng 5 vừa qua, Cổng dịch vụ công quốc gia cũng đã cung cấp thêm 6 dịch vụ liên quan đến Covid-19 để hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp. Cụ thể, 6 dịch vụ bao gồm: Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả cho người lao động lương nghỉ việc; Hỗ trợ kê khai gia hạn nộp thuế cá nhân; Hỗ trợ kê khai gia hạn nộp thuế doanh nghiệp; Hỗ trợ tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất; Tiếp nhận, xử lý, phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện hỗ trợ.
Người dân, doanh nghiệp có thể thao tác trực tuyến về các vấn đề liên quan đến Covid-19. (Ảnh: Báo Chính Phủ)
Tính đến nay, đã có tổng cộng 725 dịch vụ công trực tuyến được áp dụng để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó có 235 dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Xe đạp không phanh, "phanh không ăn" có thể bị phạt đến 300.000 đồng
Định hướng xây dựng mạnh phương thức thanh toán trực tuyến
Thời gian vừa qua, dịch Covid-19 đã có tác động không nhỏ đến thói quen sử dụng tiền mặt của người dân. Ngoài ra việc áp dụng phương thức thanh toán trực tuyến cũng là một cơ hội chuyển đổi số, thương mại điện tử để hội nhập với thế giới. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phương thức thanh toán trực tuyến đang được đẩy mạnh và áp dụng nhiều vào đời sống của người dân để hạn chế sử dụng tiền mặt.
Phương thức thanh toán trực tuyến có thể hạn chế tiếp xúc giữa người thi hành công vụ và người vi phạm. (Ảnh: Thương Trường)
Hiện nay, nhiều cơ sở kinh doanh, lĩnh vực chi tiêu đều dần sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến để thuận tiện cho người dân và các doanh nghiệp. Sau tác động của Covid-19, phương thức này càng được đẩy mạnh hơn nhằm ngăn chặn lây lan virus qua đường tiếp xúc gián tiếp, trực tiếp.
>> Xem ngay: Thanh niên Thái Lan chống đẩy giữa đường vì không có tiền nộp phạt
Còn bạn, bạn nghĩ sao về hình thức nộp phạt mới được đưa vào áp dụng từ ngày 1/7 tới đây?
Người vi phạm giao thông có thể nộp phạt tại nhà với thủ tục đơn giản
Với hình thức nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua phương thức thanh toán trực tuyến, người vi phạm có thể nhận lại giấy tờ bị CSGT tạm giữ qua đường bưu điện.
Quy trình bao gồm:
- CSGT nhập biên bản vào hệ thống phần mềm, hệ thống đưa ra quyết định xử phạt theo nội dung của biên bản.
- Người vi phạm lấy số quyết định xử phạt truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia và tra cứu.
- Người vi phạm cung cấp số điện thoại và nhận quyết định xử phạt qua tin nhắn.
- Người vi phạm nộp phạt qua Kho bạc nhà nước kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Sau khi nhận được phản hồi, giấy tờ bị CSGT giữ sẽ được chuyển phát qua đường bưu điện về địa chỉ của người vi phạm đã đăng ký trước đó.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY!