Mới đây, vào ngày 20/12, Chủ tịch UBND quận 10, TP.HCM đã có những trao đổi với báo chí về những biện pháp ứng phó khi mức nguy cơ dịch Covid-19 trên địa bàn ở cấp độ 3 (nguy cơ cao). Qua đó, bà nhấn mạnh việc tạm ngừng kinh doanh, phục vụ đồ uống có cồn và một số hoạt động khác tại các hàng quán thuộc 6 phường quận 10.
Thời gian qua, nhiều quán ăn trên địa bàn TP.HCM đã phục vụ đồ uống có cồn trở lại. (Ảnh: Người Lao Động)
Chia sẻ với Thanh Niên, Chủ tịch UBND quận 10 Nguyễn Thị Thu Hường cho biết, mới đây quận đã cảnh báo và yêu cầu các phường tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch và áp dụng các phương án cụ thể với từng nơi, tùy theo diễn biến tình hình. Cụ thể, từ nay, 6 phường thuộc cấp độ 3 gồm: phường 2, phường 8, phường 12, phường 13, phường 14 và phường 15 sẽ áp dụng các biện pháp phòng dịch theo quy định của Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Mọi hàng quán thuộc những khu vực này phải ngừng phục vụ đồ uống có cồn và hạn chế một số hoạt động được nêu rõ trong quy định. Bên cạnh đó, 8 phường đang ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp) và cấp độ 2 (nguy cơ trung bình), các hoạt động vẫn sẽ được tổ chức bình thường, tuy nhiên phải theo sát tình hình dịch từ chính quyền địa phương.
Việt Nam rút ngắn lịch tiêm mũi bổ sung và nhắc lại.
Cũng theo thông tin từ Chủ tịch UBND quận 10 cho biết, nguyên nhân địa phương tăng cấp độ dịch là do số ca mắc mới gia tăng không ngừng. Dù vậy, các ca này vẫn trong tầm kiểm soát. Vì vậy, quận đã thực hiện theo đúng chỉ đạo của UBND TP.HCM, tiến hành triển khai chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc Covid-19. Tính đến nay, theo thống kê sơ bộ đã có hơn 7.500 trường hợp.
Bên cạnh đó, quận 10 cũng vừa ghi nhận 88 ca mắc Covid-19 mới thông qua xét nghiệm tầm soát. Số lượng này chiếm đa số trường hợp F0 trên địa bàn trong tuần qua. Đồng thời, quận cũng ghi nhận một số lượng nhất định trường hợp mắc mới là F1 của các trường hợp F0 phát hiện trước đó.
TP.HCM tăng cường hơn nữa công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. (Ảnh: HCDC)
Hiện tại, Chủ tịch UBND quận 10 đang đánh giá lại việc tăng cấp độ dịch Covid-19 xuất phát từ công tác tăng cường tầm soát nhóm nguy cơ cao, không phải sự lây lan do tiếp xúc, giao lưu qua lại trong cộng đồng.
Chỉ cuối tuần trước đó, UBND TP.HCM đã thông báo cấp độ dịch trên địa bàn, trong đó thành phố vẫn giữ nguyên mức nguy cơ dịch Covid-19 ở cấp độ 2. Còn ở cấp huyện, số khu vực đạt cấp độ 1 là 10, cấp độ 2 là 11, riêng quận 10 là địa phương duy nhất thuộc cấp độ 3.
Công tác phòng chống dịch được triển khai nghiêm ngặt tại một phường ở TP.HCM. (Ảnh: Quân Đội Nhân Dân)
Zing News đăng tải, liên quan đến tình hình dịch bệnh hiện nay, tối ngày 20/12, Bộ Y tế cho hay trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 đã ghi nhận 14.977 ca nhiễm mới. Trong đó, số ca nhập cảnh là 11; số trường hợp được phát hiện trong nước là 14.966. Nếu so với những ngày trước đó, số ca mắc đã giảm 1.127 người.
Riêng tại TP.HCM - nơi có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp - hiện số ca mắc mới đã giảm xuống mức dưới 1.000 ca (cụ thể 687). Như vậy, trong vòng 24 giờ, con số này đã giảm 327 người.
Phòng điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. (Ảnh: TTXVN)
Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, bà con nên thực hiện nghiêm các quy định phòng ngừa dịch bệnh như đeo khẩu trang, dùng nước sát khuẩn...
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
BỘ Y TẾ TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP NHẰM SỚM PHÁT HIỆN BIẾN THỂ OMICRON
Trong công văn khẩn gửi đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur mới đây, Bộ Y tế đã đưa ra những nội dung, hướng dẫn giám sát và phòng chống sự xâm nhập của biến thể Omicron.
Cụ thể, Bộ đề nghị UBND các địa phương chỉ đạo rà soát mọi trường hợp người nhập cảnh có kết quả dương tính với Covid-19 bằng xét nghiệm PCR hoặc phương pháp NAAT (Nucleic Acid Amplification Test) trong vòng 14 ngày (tính từ 28/11 đến nay).
Bên cạnh đó, theo yêu cầu từ Bộ, các tỉnh/thành cũng cần phải phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur để lấy mẫu xét nghiệm, đánh giá dịch tễ và thực hiện giải trình tự gen, từ đó nhanh chóng phát hiện biến thể Omicron (nếu có).