Dịch Covid-19: trung bình 139 tỉ đồng cứu một mạng người ở Mỹ

18:04 24/11/2020

Dịch Covid-19 đang hoành hành tại Mỹ, các biện pháp phòng dịch được áp dụng tối đa để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm, đồng thời việc điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 cũng được đẩy mạnh

Cũng chính vì vậy mà nền kinh tế của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cho đến nay, các chuyên gia mới tính toán được con số chính xác mà Covid-19 đã gây thiệt hại cho quốc gia này. 

 
Nhân viên y tế tiến hành đo nhiệt độ cho người dân. (Ảnh: CNN).
Nhân viên y tế tiến hành đo nhiệt độ cho người dân. (Ảnh: CNN).

>> Có thể bạn quan tâm: Gần 1 năm từ ngày Covid-19 bùng phát: Hơn 55 triệu ca mắc bệnh

139 tỷ đồng để cứu một mạng người tại Mỹ

Theo RFI, đội ngũ các nhà nghiên cứu của trường thương mại quốc tế HEC Paris (Pháp) và Đại học Bocconi ở Milan (Ý) đã đưa ra con số cụ thể về việc thiệt hại kinh tế cho dịch Covid-19 tại Mỹ. Cụ thể, giai đoạn phong tỏa từ giữa tháng 3 đến tháng 5, Mỹ đã cứu được 29.000 người và điều này làm tổn thất 169 tỉ USD (gần 3,9 triệu tỉ đồng), hay dễ hiểu hơn là khoảng 6 triệu USD (139 tỉ đồng) cho một mạng người. 

 
Các nhân viên y tế nỗ lực cứu chữa người mắc Covid-19. (Ảnh: AP).
Các nhân viên y tế nỗ lực cứu chữa người mắc Covid-19. (Ảnh: AP).

Trang AFP cũng dẫn lời giáo sư Jean-Noel Barrot của trường HEC Paris, cho rằng, các thống đốc Mỹ một mặt đã cứu được rất nhiều người trong đợt dịch Covid-19, thế nhưng mặt khác, họ đã phải hy sinh nền kinh tế. 

>> Xem thêm: Mỹ có hơn 11 triệu ca Covid-19, cặp đôi vô tư làm đám cưới

Ca mắc Covid-19 có thể tăng lên 5,2 triệu người vào đầu tháng 4 nếu không áp dụng lệnh hạn chế

Đối với quan chức tại Mỹ, câu hỏi lớn nhất và khó giải nhất hiện nay chính là "làm cách nào để đối phó với Covid-19". Theo trang thống kê Worldometers, tính đến ngày 24/11, Mỹ đã ghi nhận 12.777.371 ca mắc Covid-19. Trong đó có 263.687 người không qua khỏi. 

 
Một nhân viên y tế mặc đầy đủ quần áo bảo hộ để ứng phó Covid-19. (Ảnh: AFP).
Một nhân viên y tế mặc đầy đủ quần áo bảo hộ để ứng phó Covid-19. (Ảnh: AFP).

Chuyên san Nature hồi tháng 6 cho rằng, nếu không kịp thời áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế hoạt động kinh doanh trên toàn quốc vào hồi đầu năm nay, thì số ca Covid-19 tại Mỹ có thể tăng lên đến 5,2 triệu trường hợp vào đầu tháng 4 tới chứ chẳng phải khoảng 365.000 trường hợp như trên thực tế.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu của Đại học Columbia (Mỹ) tính toán được rằng, có lẽ Mỹ sẽ không mất đi hơn 35.000 mạng sống quý giá do dịch Covid-19 vào hồi tháng 4 năm nay nếu nước này chịu áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế hoạt động kinh doanh sớm hơn 1 tuần. 

 
Mỹ buộc phải thực hiện biện pháp giãn cách nếu muốn ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. (Ảnh: Reuters).
Mỹ buộc phải thực hiện biện pháp giãn cách nếu muốn ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. (Ảnh: Reuters).

>> Có thể bạn chưa xem: WHO cảnh báo làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ ba ở châu Âu

Với tình hình dịch Covid-19 trỗi dậy mạnh mẽ ở Mỹ, tất cả các biện pháp phòng dịch đều được thực hiện nhanh chóng, nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của virus trong cộng đồng. Tuy nhiên, để có kết quả thì người dân cũng cần phối hợp với cơ quan chức năng, đảm bảo việc phòng dịch để bảo đảm an toàn cho bản thân mình. 

COVID-19 HOÀNH HÀNH, NGƯỜI MỸ VẪN MỪNG LỄ TẠ ƠN, CHÂU ÂU PHÒNG DỊCH NGHIÊM NGẶT

Những ngày vừa qua, tình hình dịch tại Mỹ và châu Âu vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp khi số ca mắc không ngừng tăng lên.

Tại Mỹ, mặc cho số ca nhiễm mới và lượng người không qua khỏi vì Covid-19 tăng, người dân vẫn bất chấp thực hiện các hoạt động vui chơi liên quan đến ngày lễ Tạ Ơn.

Châu Âu dường như đã có nhiều dấu hiệu tốt hơn trong việc kiểm soát dịch Covid-19 khi thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch từ phong tỏa, bán phong tỏa và khuyến cáo người dân đeo khẩu trang.

Xem thêm TẠI ĐÂY!