- Hiểm họa tiềm ẩn từ mũ bảo hiểm lưỡi trai
- Tại sao mũ bảo hiểm lưỡi trai vẫn được ưa chuộng dù tiềm ẩn nhiều rủi ro
Dựa trên những nghiên cứu ở nhiều quốc gia đã cho thấy, đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn sẽ giúp làm giảm tỉ lệ thương vong khi có xảy ra va chạm.
Rất nhiều người hiện nay vẫn đội những chiếc mũ bảo hiểm dạng lưỡi trai, tuy có tính thẩm mỹ nhưng lại không đem đến hiệu quả cao khi sử dụng.
Mũ bảo hiểm lưỡi trai không đạt chất lượng nhưng lại được ưa chuộng vì nhẹ và đẹp. (Ảnh: Báo Nhân Dân)
>> Xem thêm: Cô gái cố tình không chịu đội mũ bảo hiểm khi đi xe ôm
Nghiên cứu mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn
Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á (API) đã phối hợp với Đại học Y tế Công cộng thu thập 540 mũ bảo hiểm của cả người lớn và trẻ em tại TP.HCM và Thái Nguyên để tiến hành nghiên cứu. Kết quả của cuộc nghiên cứu này đã được công bố vào ngày 7/10 tại Hội thảo đánh giá giữa kì và định hướng chương trình hành động về chất lượng mũ bảo hiểm.
Chỉ 20-30 nghìn đồng là đã có thể mua một chiếc mũ bảo hiểm kém chất lượng. (Ảnh: Báo Giao Thông)
Theo đó, trong số 540 mũ bảo hiểm, có 25,9% số mũ là dạng lưỡi trai đều không đạt chuẩn. Chỉ có 10,1% trong tổng số mũ là đúng với tiêu chuẩn thử nghiệm va đập. Và chung quy lại, 89,9% số mũ đem ra nghiên cứu không đủ khả năng bảo vệ được người dùng khỏi nguy cơ chấn thương sọ não nếu không may bị tai nạn giao thông.
>> Đừng bỏ lỡ: Thanh niên không đội mũ bảo hiểm giả vờ dắt xe hết xăng
Đề nghị loại bỏ mũ bảo hiểm lưỡi trai
Phó chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia – Ông Khuất Việt Hùng cho biết, kết quả của cuộc nghiên cứu trên đã phản ánh một phần thực trạng sử dụng mũ bảo hiểm chưa đạt chuẩn hiện nay. Theo Báo Giao Thông, dù số lượng mũ khảo sát còn ít nhưng cũng đủ để đặt ra vấn đề về tình trạng mũ bảo hiểm trên thị trường hiện nay.
Một chiếc mũ bảo hiểm lưỡi trai không đạt chuẩn. (Ảnh: Hà Nội Mới)
Ông Hùng nói thêm: “Tôi đề nghị phải bỏ ngay chữ “mũ bảo hiểm lưỡi trai” trong hồ sơ kiểm định. Không có thuật ngữ nào là “mũ bảo hiểm lưỡi trai” cả. Tại sao cứ 100 người ngã xuống đường thì đa số là chấn thương đầu, số người không bị chấn thương rất ít.
Trong khi đi nghiên cứu cho thấy, nếu đội mũ đạt chuẩn thì giảm thiểu chấn thương sọ não rất cao nếu có va chạm. Tôi cho rằng cần đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu trước”.
Cơ quan chức năng đi kiểm tra những cơ sở bán mũ bảo hiểm. (Ảnh: Dân Trí)
Theo chuyên gia Đinh Văn Trữ thuộc CLB Doanh nghiệp mũ bảo hiểm TP.HCM, cần phải tăng cường kiểm tra, xử phạt những loại mũ bảo hiểm trôi nổi, kém chất lượng. Cùng với đó, công tác tuyên truyền để mọi người ý thức hơn trong việc chọn lựa mũ bảo hiểm cũng rất quan trọng.
>> Có thể bạn quan tâm: Không đội mũ bảo hiểm, học sinh có thể bị hạ hạnh kiểm
Việc chọn lựa đúng loại mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn sẽ giúp người sử dụng bảo vệ được chính bản thân mình. Bạn nghĩ sao về đề nghị loại bỏ mũ bảo hiểm lưỡi trai kém chất lượng, hãy chia sẻ cho chúng tôi nhé.
YAN COMBO: Những rủi ro của mũ bảo hiểm lưỡi trai khi tham gia giao thông
- Hiểm họa tiềm ẩn từ mũ bảo hiểm lưỡi trai
- Tại sao mũ bảo hiểm lưỡi trai vẫn được ưa chuộng dù tiềm ẩn nhiều rủi ro
Bí kíp chọn mua mũ bảo hiểm chất lượng được chia sẻ nhiệt tình
Từ ngày 1/7/2014, toàn quốc đã triển khai kiểm tra và xử phạt việc đội mũ bảo hiểm không đúng tiêu chuẩn theo Nghị định 171.
Chính vì điều này, để không bị phạt hành chính, rất nhiều người đã chia sẻ cho nhau các lựa chọn mũ bảo hiểm thế nào là đúng với quy định.
Trước tiên, mũ bảo hiểm chất lượng phải cầm chắc chắn, đội ôm đầu nhưng đảm bảo thoải mái. Trên mũ buộc phải có tem CR hợp chuẩn, ghi đầy đủ thông tin nhà sản xuất.
Lõi xốp của mũ phải dày dặn, dán chắc với mũ. Dây quai có nhiều lớp, chịu lực tốt, khóa mũ và đai nhựa giữ dây cũng được sản xuất từ nhựa tốt.