Để rơi táo vào nước nóng, người vợ giật mình với cảnh lạ

21:50 25/12/2021

Trang Sina mới đây đã đăng tải câu chuyện của một người phụ nữ chia sẻ về trải nghiệm thưởng thức hoa quả của mình. Theo đó, thấy chồng vừa mua về một túi táo nhìn khá ngon mắt, chị vợ đã chẳng nghĩ ngợi gì mà lấy một quả ra định ăn luôn.

 
Trang tin đăng tải câu chuyện mà người phụ nữ gặp phải khi ăn táo. (Ảnh: Chụp màn hình Sina)
Trang tin đăng tải câu chuyện mà người phụ nữ gặp phải khi ăn táo. (Ảnh: Chụp màn hình Sina)

Thế nhưng do bất cẩn mà cô đã vô tình đánh rơi vào bát nước nóng để gần đó. Nào ngờ chỉ sau đó vài giây, người phụ nữ lại nhìn thấy hiện tượng khiến cô phải ngỡ ngàng, không dám tin vào mắt mình.

Cụ thể, quả táo sau khi tiếp xúc với nước nóng thì dần chuyển màu. Thêm vào đó, lớp vỏ bên ngoài đang từ đỏ tươi, trơn bóng bỗng xuất hiện một lớp bột màu trắng nham nhở trông hết sức kì lạ.

 
Quả táo ban đầu láng mịn không tì vết. (Ảnh: Sina)
Quả táo ban đầu láng mịn không tì vết. (Ảnh: Sina)

 
Tuy nhiên sau đó nó dần xuất hiện lớp màng trắng loang lổ. (Ảnh: Sina)
Tuy nhiên sau đó nó dần xuất hiện lớp màng trắng loang lổ. (Ảnh: Sina)

Chị vợ liền ngay lập tức đưa cho chồng xem, thử lên mạng tìm hiểu hiện tượng vừa xảy ra và cuối cùng cũng có lời giải đáp. Thì ra lớp bột trắng xuất hiện trên quả táo sau khi bị ngâm nước nóng rất có thể chính là sáp bảo quản hoa quả.

Loại sáp này không chỉ giúp trái cây có độ sáng bóng mà còn ngăn nấm, mốc, vi khuẩn xâm nhập, đồng thời tránh cho trái cây trao đổi chất với môi trường khiến nhanh bị hỏng, héo. Và trên thực tế, việc sử dụng sáp để bảo quản trái cây cũng không phải điều gì mới lạ.

 
Quả táo sau khi trôi đi lớp màu trắng cũng không còn màu đỏ tươi như trước. (Ảnh: Sina)
Quả táo sau khi trôi đi lớp màu trắng cũng không còn màu đỏ tươi như trước. (Ảnh: Sina)

Song vấn đề ở đây là các nhà vườn, người buôn sử dụng loại sáp gì để bảo quản. Nếu sử dụng sáp thông thường chiết xuất từ thành phần tự nhiên như sáp ong hay từ dưa chuột thì khi ăn vào sẽ không có hại. Thế nhưng loại sáp này lại không phổ biến vì giá thành cao.

Ngoài ra còn một số loại sáp công nghiệp khác chuyên được sử dụng để bảo quản rau củ quả được cấp phép sử dụng và có chứng chỉ công nhận không có hại với con người.

Mặc dù vậy, để tăng thời gian bảo quản lâu mà không ảnh hưởng quá nhiều đến chi phí bán ra, không tránh được những trường hợp trái cây được phủ lớp sáp có pha trộn các hóa chất khác. Loại sáp này nếu đi vào cơ thể thì sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

 
Nhiều loại hoa quả trước khi bán ra thị trường thường được phủ sáp bảo quản để trông tươi ngon hơn. (Ảnh minh họa: Metaherb)
Nhiều loại hoa quả trước khi bán ra thị trường thường được phủ sáp bảo quản để trông tươi ngon hơn. (Ảnh minh họa: Metaherb)

Vì vậy, trước khi thưởng thức trái cây, mọi người cần chú ý đến quá trình làm sạch trước khi ăn. Để kiểm tra xem hoa quả có được phủ sáp hay không, có thể dùng nước nóng ngâm qua, cho thêm một ít baking soda hoặc nước chanh vào. Sau đó, dùng một chiếc bàn chải sạch để chà đi hết lớp sáp phủ bên ngoài.

Còn nếu vẫn không an tâm về nguồn gốc cũng như chất lượng lớp sáp bảo quản thì cách nhanh và tốt hơn cả đó chính là gọt sạch lớp vỏ bên ngoài đi. Dù việc này sẽ khiến bạn bỏ phí nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe ở phần vỏ quả nhưng dù sao an toàn vẫn là ưu tiên hàng đầu.

 
Hình ảnh so sánh giữa 2 quả táo khi có và không phủ sáp bảo quản. (Ảnh: Warosu)
Hình ảnh so sánh giữa 2 quả táo khi có và không phủ sáp bảo quản. (Ảnh: Warosu)

Sau khi biết được những thông tin này, người vợ không khỏi lo lắng khi trước giờ rất nhiều lần nhìn thấy những quả táo ngon mắt đều ăn luôn mà không gọt vỏ. Từ trường hợp này, mọi người cũng nên kiểm tra và làm sạch kĩ hơn hoa quả mình mua về để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

CÁCH PHÂN BIỆT TRÁI CÂY TẨM HÓA CHẤT

Nhiều loại hoa quả vô tình bị bỏ quên một thời gian lâu chưa ăn đến, tưởng chừng hỏng nhưng khi lấy ra lại vẫn tươi ngon. Rất có thể nó đã được tẩm ướp hóa chất để tăng thời hạn sử dụng. Vậy làm thế sao để nhận biết thế nào là hoa quả đã bị ngâm hóa chất?

- Chuối: Nếu cầm quả chuối trên tay cảm thấy có lớp bột bám bên ngoài, cuống xanh nhưng lõi ruột bên trong lại màu đen thì nhiều khả năng đã được tẩm hóa chất.

- Sầu riêng: Sầu riêng chín ép sẽ phải dùng dao mới tách được thịt quả, ăn rất nhạt, gai nhỏ, chưa mở hết.

- Cam vàng: Cam bị tẩm hóa chất sẽ có vỏ mỏng, bóng láng, múi cam có mùi úng và không thơm.

- Xoài: Xoài có vỏ xanh, có vệt đốm trắng hoặc xanh nâu nhưng trong ruột chín vàng thì có thể đã ướp qua hóa chất.