Đẩy nhanh quá trình tiêm vắc xin Covid-19 tại Việt Nam

19:30 15/08/2021

Theo thông tin từ VnExpress, sáng ngày 15/8 tại hội nghị trực tuyến Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân, dứt khoát là như vậy.” Đồng thời, ông yêu cầu Bộ Y tế phải đảm bảo việc lưu trữ, bảo quản vắc xin an toàn.

 
Tiến hành tiêm vắc xin cho bà con. (Ảnh: VnExpress)
Tiến hành tiêm vắc xin cho bà con. (Ảnh: VnExpress)

Trong cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh, trong thời điểm dịch Covid-19 đang lây lan mạnh, cần phải khắc phục tình trạng kén chọn. Đồng thời, trước việc tiêm vắc xin cấp bách như hiện nay, người đứng đầu Chính phủ đề nghị xử lý nghiêm hiện tượng tiêu cực trả tiền mới được tiêm và tăng phụ cấp với đội ngũ y bác sĩ.

Ngoài ra, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, một số loại không thể tiêm kết hợp, Bộ Y tế cần lưu ý điểm này khi phân bổ vắc xin cho địa phương. Phó thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ từ giờ đến hết tháng 9: “Phải tranh thủ từng ngày, từng giờ để có nhiều vaccine nhất, tiêm nhanh nhất cho người dân.”

Trước đó, vấn đề tiêm vắc xin miễn phí đã được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định: “Tuyệt đối không được thu bất kỳ chi phí nào liên quan. Kể cả tổ chức, cá nhân tự nguyện ủng hộ thì các đơn vị tổ chức tiêm vaccine cũng không được tiếp nhận.”

 
Một lô vắc xin về Việt Nam. (Ảnh: Dân Trí)
Một lô vắc xin về Việt Nam. (Ảnh: Dân Trí)

Mới đây, VnExpress đưa tin, việc áp dụng hình thức chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu Thầu đã được Chính phủ cho phép sau khi ban hành Nghị quyết số 90. Theo đó, nội dung của nghị quyết xoay quanh việc thời gian sắp tới, sẽ tiến hành mua bổ sung vắc xin của Pfizer. Nước ta dự kiến nhận thêm vắc xin Pfizer với số lượng khoảng 20 triệu liều.  

Kế hoạch tổ chức mua lượng lớn vắc xin này sẽ do Bộ Y tế chịu trách nhiệm. Mục đích cần đạt được là nước ta sẽ có vắc xin nhiều, sớm nhất đáp ứng việc phòng chống dịch hiện tại. Đồng thời, Bộ Y tế cần chống lại mọi tiêu cực trong quá trình mua, sử dụng vắc xin, đảm bảo về vấn đề hiệu quả, chất lượng khi tiêm.

 
Khu bảo quản vắc xin tại Việt Nam. (Ảnh: VNVC)
Khu bảo quản vắc xin tại Việt Nam. (Ảnh: VNVC)

Đây không phải lần đầu tiên hình thức chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt của Luật Đấu thầu được áp dụng. Trước đó, 30 triệu liều vaccine AstraZeneca cũng đã mua theo cách thức này bởi Công ty cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC). Chính phủ sẽ dựa theo nguyên tắc phi lợi nhuận để mua lại từ VNVC.

Tính đến hiện tại, Việt Nam đã cấp phép cho 6 loại vắc xin và tiếp nhận số lượng khoảng 19 triệu liều. Các loại khá phổ biến và được tiêm chủng rộng rãi như: AstraZeneca, Moderna, Sinopharm… Trong đó, số lượng vắc xin cụ thể của một số hãng: Sputnik (12 nghìn liều), Pfizer (746 nghìn liều), Sinopharm (1,5 triệu liều), Moderna (hơn 5 triệu liều), AstraZeneca (11,5 triệu liều)...

Việt Nam đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng phòng chống Covid-19 miễn phí trên toàn quốc. Mong rằng, thời gian tới, vắc xin sẽ về đủ để nước ta sớm đạt miễn dịch cộng đồng.

Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN.

TIN MỚI NHẤT TỪ VIỆN Y TẾ QUỐC GIA MỸ VỀ VACCINE NGỪA COVID-19 MODERNA

SAR-CoV-2 nhanh chóng biến đổi thành nhiều chủng loại khác nhau cực kỳ nguy hiểm. Trong đó, biến thể Delta khiến nhiều quốc gia trên thế giới lo ngại nhất khi có tốc độ lây nhanh.

Đây là lý do nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu, tìm đủ mọi cách để tìm ra phương pháp ngăn ngừa biến chủng này.

Ngày 13/8 vừa qua, Viện Y tế Quốc gia Mỹ đưa ra thông tin về vắc xin Covid-19 Moderna có khả năng chống lại Delta.

Cụ thể, hệ miễn dịch sẽ sinh ra kháng thể sau khi tiêm vắc xin Moderna giúp bảo vệ con người suốt 6 tháng.

Thậm chí trong suốt 6 tháng này, biến chủng Delta không thể làm giảm hệ miễn dịch do vắc xin Moderna tạo ra.

Xem thêm tại đây