Không phải địa điểm bỏ hoang nào cũng cũ kĩ, u ám và đáng sợ.
Trên thế giới có rất nhiều công trình bỏ hoang, có khi tuổi thọ đã lên đến 100 – 200 năm. Tuy nguyên nhân con người quyết định không sử dụng chúng là khác nhau – từ thảm họa chiến tranh, rò rỉ hóa chất độc hại đến cạn kiệt nguồn đầu tư xây dựng – thì giờ đây, những nơi này đột nhiên mang một vẻ đẹp huyền bí, ma mị nhờ sắc màu thời gian điểm tô.
Và từ đó, chúng không còn là đồ bỏ đi, đồ dư thừa của xã hội nữa, mà đã thật sự trở thành nhân chứng thời gian: sừng sững qua năm tháng, chứng kiến bao thăng trầm của nơi ấy và gắn bó với nhiều kiếp người.
Ngôi nhà to lớn nhưng lạnh lẽo và đầy cô đơn này đã tồn tại hơn một thế kỉ nay, giữa lòng thành phố Thượng Hải hiện đại và sầm uất. (Ảnh: Getty Images)
Thời gian gần như đã dừng lại tại làng chài trên đảo Shengshan – một trong số 400 hòn đảo thuộc quần đảo Shengsi, phía đông tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Nơi đây từng là một nơi lý tưởng cho việc đánh bắt cá trước khi bị hoang mạc hóa và biến thành một rừng dây leo và những ngôi nhà hoang. (Ảnh: Getty Images)
Sảnh lớn hoang tàn của khách sạn Lee Plaza ở Detroit có làm người ta tiếc nuối về một thời huy hoàng ở nơi này? (Ảnh: Getty Images)
Pripyat, một thành phố gần 50.000 dân, đã hoàn toàn bị bỏ rơi sau thảm họa hạt nhân Chernobyl gần đó vào năm 1986. Do bức xạ, nó đã được giữ nguyên kể từ khi vụ việc xảy ra và sẽ còn tiếp tục nhiều ngàn năm trong tương lai. Cảnh quan thiên nhiên trong thành phố này trông chẳng khác gì một bộ phim ngày tận thế. (Ảnh: Getty Images)
Hoang tàn, mục nát và như chìm dần xuống lòng đại dương, thị trấn Gunkanjima ở Nhật Bản được cho là đô thị hoang vắng nhất trên trái đất. (Ảnh: Getty Images)
Là một công trình của chế độ cộng sản Bulgaria vào năm 1981, khu tưởng niệm Buzludzha nay đã rơi vào trạng thái hư hỏng nặng nề không thể cứu vãn. Bên trong khu tưởng niệm này là một tòa nhà hình vòm và một số di tích khác. Tất cả đều nằm trên đỉnh núi Trung Balkan, là đích đến của nhiều nhà thám hiểm. (Ảnh: Getty Images)
Một ngôi nhà đổ nát, nằm vùi dưới lớp cát sa mạc Sahara. (Ảnh: Getty Images)
The Valley of the Mills (tạm dịch: Thung lũng hầm mỏ) là một nhà máy sản xuất bột ở Sorrento, Ý dần dần bị bỏ rơi trong những năm qua. Môi trường ẩm ướt đã tạo ra một vùng tiểu khí hậu, điều kiện tốt cho dương xỉ phát triển mạnh mẽ. Loại cây này bao một lớp dày và tươi tốt quanh khu tàn tích. Khách du lịch có thể ghé thăm những “kì quan” xanh qua dốc đá xuống thung lũng, hoặc ngắm nhìn từ trên cao. (Ảnh: Getty Images)
Được xây dựng vào năm 1921, nơi này đã từng là nhà máy điện đốt than lớn nhất ở Bỉ. Nhà máy điện IM hoạt động từ đó đến năm 2007 – khi cuộc biểu tình từ tổ chức Greenpeace đòi nơi này phải đóng cửa do thải ra 10% tổng lượng khí thải carbon dioxide tại Bỉ. (Ảnh: Getty Images)
Sa mạc Namibia, Kolmanskop, Đức - nơi từng là chỗ trú ngụ của hàng trăm thợ mỏ xa xứ để tìm kiếm cơ hội phát triển - đã là một thị trấn thịnh vượng và trù phú trong 100 năm. Đến nay, thị trấn ma giữa sa mạc này chỉ còn mỗi cát bao quanh. (Ảnh: Getty Images)
Được xây dựng trong Thế chiến II để bảo vệ sông Thames, những pháo đài này giờ đây không còn sự sống. (Ảnh: Getty Images)
“Thị trấn ma” với 100 căn biệt thự bị bỏ hoang này nằm ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Được biết, cụm biệt thự được xây dựng vào năm 2008 và sau đó bị bỏ hoang do chính quyền địa phương tuyên bố đây là công trình xây dựng trái phép. (Ảnh: Getty Images)
Từng là nhà ga xe lửa lớn nhất và đẹp nhất thế giới, nằm trên cao dãy núi Pyrenees, nhà ga quốc tế Canfranc dần dần lụi tàn sau khi Đức quốc xã trưng dụng trong Thế chiến II. (Ảnh: Getty Images)
Những mái nhà trở nên lẻ loi, trần trụi giữa thiên nhiên sau khi núi lửa phun trào tại Montserrat vào năm 1997. (Ảnh: Getty Images)
Trong Thế chiến I, Beelitz-Heilstätten – hay còn được biết đến với tên gọi Viện điều dưỡng Beelitz - được trưng dụng thành một bệnh viện quân sự, đồng thời cũng là nơi tên độc tài khét tiếng Adolf Hitler từng điều trị chấn thương đùi sau trận Somme. Đến năm 2000, nơi này chính thức bị bỏ hoang. Tuy nhiên, Beelitz-Heilstätten từng xuất hiện trong một số cảnh quay của bộ phim đoạt giải Oscar - The Pianist và phim điện ảnh Điệp vụ Valkyrie (2008). (Ảnh: Getty Images)
Sân bay quốc tế Ellenikon (Athens, Hy Lạp) sầm uất một thời đã bị bỏ hoang từ năm 2001 – sau khi sân bay Athens ra đời để phục vụ cho Olympic Athens năm ấy. (Ảnh: Getty Images)
Một con tàu lớn nhuốm màu thời gian ở sa mạc Aral, Kazakhstan. (Ảnh: Getty Images)
Nhiều công trình phục vụ Olympic trên thế giới đã rơi vào cảnh bị bỏ hoang sau khi đại hội thể thao này kết thúc, và Faliro Olympic Complex (Athens) là một trong số đó… (Ảnh: Getty Images)