Việc các trường đại học tại Việt Nam xuất hiện trong các bảng xếp hạng trên thế giới luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm. Mỗi năm, bảng xếp hạng này sẽ lại được cập nhật, thay đổi.
Năm nay, có một tin mừng là Việt Nam đã có thêm 3 trường lọt vào top các đại học tốt nhất châu Á.
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là cái tên mới trong danh sách. (Ảnh: UEH)
>> Xem nhanh: Lần đầu tiên Việt Nam có 2 trường đại học lọt top 1.000 thế giới
Việt Nam có 11 trường nằm trong top tốt nhất châu Á
Ngày 25/11 vừa qua, bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới Quacquarelli Symonds (QS) đã công bố danh sách các trường đại học tốt nhất tại châu Á. Theo đó, năm nay Việt Nam có tất cả 11 trường có mặt trong bảng xếp hạng này.
Đại học Quốc gia Hà Nội tụt hạng so với năm ngoái. (Ảnh: VNExpress)
Theo đó, có 3 trường tụt hạng so với năm ngoái là Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (vị trí 143 xuống vị trí 158), Đại học Quốc gia Hà Nội (vị trí 147 xuống vị trí 160) và Đại học Bách khoa Hà Nội (top 261-270 xuống top 301-350). Có 3 trường tăng hạng là Đại học Duy Tân (tăng mạnh nhất, từ top 401-500 lên top 351-400), Đại học Tôn Đức Thắng (tăng 44 bậc, từ vị trí 207 lên vị trí 163) và Đại học Huế (từ top 451-500 lên top 401-450).
Bên cạnh đó, Đại học Cần Thơ vẫn duy trì ở top 401-450 như năm ngoái. Đồng thời chúng ta cũng đón nhận tin mừng có thêm 3 trường góp mặt trong bảng xếp hạng này là Đại học Sư phạm Hà Nội lọt top 551-600; Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đều nằm trong top 601+.
11 trường đại học Việt Nam có mặt trong danh sách top châu Á. (Ảnh chụp màn hình)
>> Xem thêm: 20 trường đại học danh giá nhất thế giới
Tiêu chí xếp hạng các trường đại học của QS
Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục có các trường đại học lọt vào bảng xếp hạng của QS. Do đó, đã có không ít người đặt ra câu hỏi về tiêu chí để có thể được xét vào bảng xếp hạng này. Theo VNExpress, QS Asia được xét trên các phương diện như sau:
- Danh tiếng về học thuật (30%), danh tiếng nhà tuyển dụng (20%).
- Tỷ lệ giảng viên/sinh viên (10%), tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sĩ (5%).
- Tỷ số bài báo xuất bản/giảng viên (5%), chỉ số trích dẫn trên các bài báo (10%).
- Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (10%).
- Giảng viên quốc tế (2,5%), sinh viên quốc tế (2,5%).
- Sinh viên trao đổi trong nước (2,5%) và sinh viên trao đổi nước ngoài (2,5%).
Chất lượng sinh viên là một tiêu chí để đánh giá vị trí của trường đại học. (Ảnh: Thanh Niên)
>> Đừng bỏ lỡ: Bộ Giáo dục lên tiếng về bảng xếp hạng các trường đại học
Việc ngày càng có thêm nhiều trường đại học được có tên trong các bảng xếp hạng của châu Á cũng như thế giới cho thấy giáo dục của Việt Nam đang có những bước tiến tích cực hơn. Hi vọng trong tương lai, sẽ có những cái tên mới của Việt Nam xuất hiện trong danh sách này.
VIỆT NAM CÓ NGÀNH HỌC ĐẠI HỌC LỌT TOP 400 THẾ GIỚI
Bên cạnh việc có thêm 3 trường lọt top xếp hạng đại học châu Á, Việt Nam cũng đã có ngành học lọt top tốt nhất thế giới.
Theo bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds, vào năm 2019, Đại học Bách Khoa Hà Nội là trường đại học đầu tiên của Việt Nam có ngành học nằm trong top tốt nhất thế giới.
Đó là 3 ngành Kỹ thuật điện - điện tử nằm trong top 401-450; ngành Kỹ thuật cơ khí, hàng không và chế tạo lọt top 451-500; ngành Khoa học máy tính và hệ thống thông tin thuộc top 501-550.
Cũng trong thời gian này, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã vươn lên 30 bậc so với năm 2018 để đứng ở nhóm 261-270 trong danh sách xếp hạng đại học châu Á.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY!