Những thói quen này về lâu về dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn đấy.
Điện thoại di động trong thời đại ngày nay đã trở thành món đồ bất li thân với hầu hết mọi người. Mối quan hệ giữa một người và chiếc điện thoại có thể tóm gọn trong một câu: “Ăn điện thoại, ngủ điện thoại, sống điện thoại.” Thế nhưng, càng sử dụng điện thoại nhiều, chúng ta vô tình đã tạo cho mình một số thói quen khá nguy hiểm mà không biết. Hãy cùng xem đó là những thói quen nào.
1. Cắm sạc suốt đêm
Thời gian của một người từ lúc lên giường cho đến lúc chìm vào giấc ngủ có thể chỉ kéo dài vài phút, nhưng nếu mang theo điện thoại, thời gian đó có thể kéo dài từ vài tiếng cho đến hết pin. Đến lúc này, nhiều người sẽ cắm sạc điện thoại và đi ngủ.
Tuy nhiên, cách làm này có thể khiến pin điện thoại bị yếu dần, thậm chí chai pin do cắm sạc trong thời gian quá dài. Dù ở một số dòng điện thoại cao cấp có trang bị mạch ngắt nguồn, tự động không cho dòng điện đi vào khi pin đầy, nhưng không có gì đảm bảo máy không bị ảnh hưởng. Vì thế tốt nhất cần rút sạc khi pin đầy. Hoặc nếu phải sạc qua đêm thì cần tắt máy trước khi sạc.
2. Vừa sạc vừa sử dụng máy
Đặc biệt là ở những người có thói quen buôn chuyện, chơi game hay nghiện mạng xã hội. Vừa sạc vừa sử dụng máy có thể khiến máy bị nóng nhanh, khiến pin mau hư, thậm chí quá tải, gây chập mạch, cháy nổ, gây thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Nghe điện thoại dưới trời mưa
Trên thị trường hiện nay không có nhiều dòng điện thoại có tính năng chống nước, vì thế việc nghe gọi dưới trời mưa có thể làm hỏng máy. Hơn nữa việc nghe máy ngoài đường có thể khiến bạn trở thành miếng mồi ngon cho những đối tượng cướp giật. Thậm chí nếu trời đang sấm sét, chiếc điện thoại của bạn vô tình có thể trở thành cột thu lôi. Vì thế, chỉ nghe điện thoại lúc đang ở trong nhà.
4. Xài ráng điện thoại trước khi hết pin
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng khi pin điện thoại giảm xuống dưới 20%, máy sẽ phát ra một luồng sóng cực mạnh, cao gấp 1.000 lần so với bình thường. Theo đó, một cuộc gọi kéo dài khoảng 10 phút sẽ khiến bạn gặp những hiện tượng như khó thở, chóng mặt, buồn nôn, không những thế não bộ cũng bị ảnh hưởng.
5. Đưa máy lên nghe khi chưa đổ chuông
Nhiều người có thói quen đưa máy lên tai nghe khi vừa nhấn nút gọi, tức đầu dây bên kia chưa kịp đổ chuông. Đây chính là thời điểm sóng điện thoại hoạt động mạnh nhất, về lâu về dài có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và não bộ.