Càng tắm nhiều, cơ thể càng có mùi?

00:00 12/12/2015

Chúng ta thường tắm xà phòng kĩ và lâu, thậm chí còn tắm vài lần mỗi ngày, đồng thời dùng các sản phẩm tạo hương để làm sạch cơ thể và khử đi mùi khó chịu. Tuy nhiên biện pháp đó không giúp chúng ta thơm mát được lâu dài mà còn khiến cơ thể nhanh có mùi.

Trên thực tế, việc tắm nhiều sẽ khiến lớp chất nhờn cần thiết để bảo vệ da bị trôi mất, từ đó dễ khiến cơ thể có mùi nghiêm trọng. Muốn loại sạch mùi mồ hôi, khi tắm bạn không nên kì cọ quá mạnh, chỉ nên dùng xà bông 2 lần/ tuần, hoặc bỏ một ít baking soda vào bồn tắm. Bên cạnh đó, không phải ai cũng biết nguyên nhân thực sự gây mùi cơ thể và cách tốt nhất để đánh bay chúng lâu dài.

Sau đây là 20 điều không ngờ có thể gây mùi cơ thể và cách hiệu quả nhất để giúp bạn luôn sạch sẽ thơm tho.

1. Không lau khô người sau khi tắm

Nếu bạn chỉ lau qua loa sau khi tắm có thể khiến độ ẩm bị kẹt giữa các lớp da như kẽ ngón chân... nơi không có không khí lưu thông và dễ khiến vi khuẩn và nấm sinh sôi, sau đó kết hợp với mồ hôi gây ra mùi.

Biện pháp: Sau khi lau khô người, hãy dùng máy sấy ở chế độ gió mát thổi lên những vùng dễ toát mồ hôi như nách, bẹn... hoặc thoa phấn rôm kháng nấm.

2. Nghiện đồ ăn cay


(Ảnh: Derrick Chang/CNNGO)
(Ảnh: Derrick Chang/CNNGO)

Đồ ăn có vị cay nồng như cà ri, tỏi và nhiều gia vị khác không chỉ gây hôi miệng mà còn khiến cơ thể có mùi. Những thức ăn này khi được tiêu hóa sản sinh ra một số khí có mùi bị hấp thụ vào máu, thải ra theo đường phổi và lỗ chân lông trong hàng giờ hoặc hơn.

Biện pháp: Bạn có thể che giấu hơi thở khó chịu bằng nước súc miệng, kẹo cao su... nhưng phải chờ đến khi cơ thể tiêu hóa xong thì cơ thể mới hoàn toàn hết mùi. Nhưng nếu bạn đi ăn đồ cay cùng bạn bè thì đừng lo, họ sẽ khó lòng ngửi thấy mùi khó chịu do tất cả cùng ăn một món.

3. Chỉ đánh răng


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Trên lưỡi bạn có các nhú lưỡi (papillae) có thể bị mắc những mẩu thức ăn cực nhỏ. Vì thế, dù bạn có chải răng hay dùng chỉ nha khoa thường xuyên thì mùi vẫn còn lưu lại được.

Biện pháp: Nước súc miệng có thể là một cứu cánh cho bạn, nhưng cách tốt nhất vẫn là mua một chiếc chải lưỡi. Nếu không thì bạn cũng có thể dùng bàn chải lông mềm. Hãy nhẹ nhàng chải thật sâu vào cuống lưỡi nếu có thể. Bên cạnh đó hãy đổi sang kem đánh răng có chứa chlorine dioxide hoặc tinh dầu cây trà để giúp hơi thở thơm tho hơn.

4. Đang bị căng thẳng nặng

Khi bạn đang phải ráo riết chạy deadline, bạn sẽ dễ dàng toát mồ hôi, đặc biệt là ở nách và bàn tay do phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm giải nhiệt trong lúc căng thẳng.

Biện pháp: Hãy thử uống lá xô thơm vì nó có chất làm se có thể xoa dịu phản ứng căng thẳng và giảm toát mồ hôi. Pha 1-2 muỗng cà phê lá xô thơm khô vào nước nóng và đậy lại trong 10 phút để các hoạt chất trong lá được giải phóng hết.

5. Tăng nạp lượng chất xơ vào cơ thể

Thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau đậu... có thể tốt cho sức khỏe nhưng cũng có thể làm bạn bị đầy hơi. Khi chất xơ được tiêu hóa, chúng tạo ra hydro, carbon dioxide và cả methane rồi được thải ra ngoài dưới dạng "bom thối".

Biện pháp: Bạn hãy giãn thời gian tăng nạp chất xơ ra vài tuần để cơ thể thích nghi. Nếu bạn dùng viên bổ sung chất xơ thì phải uống cùng ít nhất 240ml nước và phải bổ sung nhiều nước trong ngày để chất xơ được chuyển hóa dễ dàng.

6. Bạn ngáy như kéo bễ

Ngủ há miệng khiến khoang miệng của bạn bị khô, cho phép các tế bào chết tích tụ và phân hủy trên lưỡi, nướu và má trong gây ra hôi miệng vào buổi sáng.

Biện pháp: Đừng dùng thức uống có cồn trước khi ngủ vì nó sẽ khiến bạn ngáy nhiều hơn. Bạn còn có thể dùng miếng dán trợ thở. Ngoài chải răng và lưỡi, bạn hãy súc miệng thêm bằng nước chanh để khử vi khuẩn gây mùi. Sau đó hãy ăn sữa chua không đường để vi khuẩn có lợi thay thế vi khuẩn gây mùi.

7. Bạn ăn vội ăn vàng

Nếu bạn nuốt vội bữa trưa để nhanh chóng trở lại làm việc, bạn sẽ rất dễ bị ợ hơi suốt buổi chiều. Nhai quá nhanh và uống bằng ống hút có thể khiến bạn nuốt vào nhiều không khí hơn và phần lớn khí này, chứa ni-tơ, oxy và CO2 được thải ra bằng cách ợ hơi. Lượng khí còn lại trải qua quá trình tiêu hóa và được thải ra như đã nói ở trên.

Biện pháp: Bạn hãy dành thời gian nhai kĩ thức ăn và đừng ngốn quá nhiều vào miệng. Đừng ăn khi đang bất an, buồn bực hay căng thẳng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Nếu gặp ngày phải ăn gấp thì bạn hãy uống thuốc bột hỗ trợ tiêu hóa.

8. Bạn chỉ dùng sản phẩm khử mùi


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Sản phẩm khử mùi chỉ tạm thời che giấu mùi cơ thể của bạn, còn thành phần chống đổ mồ hôi trong đó thực chất mới lấp đi các tuyến mồ hôi và ngăn mồ hôi toát ra.

Biện pháp: Quan trọng là bạn phải dùng sản phẩm chống đổ mồ hôi chứ đừng quá chú trọng vào mùi hương của lăn khử mùi. Nếu bạn dễ đổ mồ hôi thì hãy khử mùi trước khi ngủ vì lúc đó bạn ít đổ mồ hôi hơn và các hoạt chất trong thành phần sẽ được hấp thụ vào các tuyến mồ hôi của bạn nhiều hơn. Dù sáng ra bạn có tắm lại thì hiệu quả của chúng vẫn còn.

9. Da đầu bạn bị gàu


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Gàu xuất hiện khi da đầu bạn quá nhờn và việc gội đầu quá ít có thể khiến vi khuẩn sinh sôi làm tóc bạn có mùi.

Biện pháp: Bạn có thể gội đầu thường xuyên (tốt nhất là cách ngày) để loại bỏ gàu. Hãy dùng dầu gội chứa kẽm phyrithione, một chất giúp ngăn ngừa vi khuẩn, và hắc ín (coal tar) để làm chậm quá trình đào thải da chết. Nếu vẫn không khỏi gàu thì bạn nên đi khám da liễu.

10. Bạn dùng thuốc kê đơn

Hàng trăm loại thuốc có thể gây khô miệng vì chúng ngăn tiết chất acetylcholine, một chất giúp tiết nước bọt.

Biện pháp: Nhờ bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc kê một loại thuốc thay thế không khiến bạn bị khô miệng. Thường xuyên nhấp 1-2 ngụm nước trong ngày để kích thích tiết nước bọt.

11. Đang trong kì kinh nguyệt

Giữa kì kinh lúc bạn đang rụng trứng, nhiệt độ cơ thể bạn có thể tăng nhẹ và gây tiết mồ hôi nhiều hơn.

Biện pháp: Dùng loại lăn khử mùi mạnh hơn và mặc đồ lót cotton để giúp thoát ẩm. Nếu vùng kín của bạn vẫn liên tục có mùi lạ thì hãy đi khám phòng trường hợp bị viêm nhiễm.

12. Dừng hấp thụ tinh bột

Những người ăn kiêng bằng cách thay tinh bột bằng đạm sẽ thấy hơi thở mình nặng mùi hơn. Tinh bột là nguồn năng lượng bình thường của cơ thể nên nếu thiếu nó, cơ thể sẽ đốt cháy mỡ dự trữ, tạo ra các chất gọi là ketone trong máu khiến hơi thở bạn có mùi.

Biện pháp: Giảm lượng calorie toàn diện chứ không chỉ của tinh bột để giảm cân. Mỗi ngày bạn nên hấp thụ khoảng 130gr tinh bột, lí tưởng nhất là từ ngũ cốc thô (whole grain), đậu và rau trái.

13. Mặc đồ spandex khi tập thể dục

Các loại vải như spandex (sợi nhân tạo có độ co giãn cao) sẽ cọ sát vào da bạn và khiến mồ hôi không thoát ra được, gây ra mùi nặng hơn cũng như gây khó chịu cho da.

Biện pháp: Hãy dùng các loại vải hút ẩm có khả năng kháng khuẩn.

14. Nghiện kẹo cao su


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Kẹo cao su không đường tốt cho răng của bạn hơn nhưng chúng vẫn có thể gây đầy hơi. Các loại chất làm ngọt ít calorie không được cơ thể tiêu hóa hoàn toàn nên khi chúng được tiêu hóa trong đại tràng sẽ tạo khí ga và thậm chí gây ra tiêu chảy.

Biện pháp: Khi thèm ngọt hãy dùng một tách trà bạc hà vì nó chứa menthol giúp xoa dịu các cơ trong ruột và tránh gây tích tụ khí ga. Bạn cũng có thể uống nửa tách nước ép việt quất để ngăn sự hình thành vi khuẩn gây mùi trong ruột.

15. Bạn bị dị ứng

Nước mũi có thể chảy xuống nắp họng và khiến hơi thở bạn có mùi. Việc thở bằng miệng do nghẹt mũi cũng làm bạn khô miệng, tế bào chết tích tụ lại như đã nêu trên.

Biện pháp: Uống nhiều nước lọc hoặc súc mũi và miệng bằng nước muối ấm.

16. Bạn buộc phải mang giày bít trong văn phòng

Giày bít gót hoặc mũi là môi trường sản sinh vi khuẩn lí tưởng. Nếu bạn còn không mang vớ thì sẽ không có gì giúp thấm mồ hôi chân.

Biện pháp: Thoa chất chống đổ mồ hôi hoặc phấn rôm dưới lòng bàn chân và giữa các kẽ chân. Ban đêm hãy ngâm chân trong nước giấm với tỉ lệ 1 giấm 2 nước để se khít lỗ chân lông và giữ chân khô lâu hơn.

17. Lâu rồi chưa làm móng

Da khô quanh móng tay hoặc gót chân có thể là nơi sinh sản cho vi khuẩn gây mùi.

Biện pháp: Mỗi tháng một lần hãy làm sạch vùng da tích tụ quanh móng và chà gót chân mỗi tuần trong lúc tắm. Nếu muốn bạn có thể thoa thêm kem dưỡng.

18. Bị ợ nóng

Chứng trào ngược dạ dày có thể gây mùi hơi thở và thuốc kê đơn của bạn có thể đang làm trầm trọng hơn tình hình này.

Biện pháp: Tránh các món cay nóng, các loại trái cây họ cam chanh, cà phê và nhất là thức ăn nhiều chất béo bởi chúng là thủ phạm chính gây ợ nóng, vì chúng khó tiêu hóa hơn, tạo cơ hội cho axit dạ dày trào ngược lên.

19. Không hảo sữa chua


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Các thực phẩm giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh sẽ giữ cho bạn khỏi "xì hơi". Sữa chua chứa nhiều probiotic giúp phá vỡ cacbon không tiêu hóa được gây ra khí ga.

Biện pháp: Nếu bạn không hay ăn sữa chua thì hãy thay thế bằng các sản phẩm tương tự có chứa nhiều probiotic, hoặc uống thuốc bổ sung mỗi ngày.

20. Không thay áo ngực mỗi ngày

Không giặt áo ngực thường xuyên sẽ khiến mồ hôi lưu mùi lâu hơn.

Biện pháp: Để cơ thể luôn thơm tho và để áo ngực giữ được lâu, đừng mặc một chiếc áo ngực trong 2 ngày liền, và hãy giặt áo ngực sau khi đã mặc nó 2 lần.